messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Bài tập chiết khấu ngân hàng thương mại kèm lời giải

Bài tập chiết khấu ngân hàng thương mại cho chúng ta biết khoản giảm giá phù hợp trong một thời kỳ nhất định. Đây là dạng bài tập quan trọng đối với dân tài chính.

Vậy thế nào là ngân hàng thương mại? Chiết khấu ngân hàng là gì? UB Academy sẽ giải đáp chi tiết từ a – z ngay trong bài viết sau. Đồng thời đưa ra những ví dụ điển hình kèm lời giải cụ thể, mời các bạn cùng theo dõi. 

Khái niệm và phân loại chiết khấu ngân hàng

Trước khi đi vào phân tích bài tập chiết khấu ngân hàng thương mại chúng ta cần hiểu rõ khái niệm cũng như phân loại. Qua đó bạn có thể hiểu rõ bản chất bài toán và dễ dàng triển khai. 

Ngân hàng thương mại là gì?

Theo Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của chính phủ về tổ chức và hoạt động ngân hàng thương mại (viết tắt: NHTM): “NHTM được hiểu là ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng cùng những hoạt động kinh doanh khác có liên quan với mục tiêu lợi nhuận theo quy định của luật các Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật.”

bai-tap-chiet-khau-ngan-hang-thuong-mai-1Ngân hàng thương mại được thực hiện mọi hoạt động ngân hàng

Như vậy, ngân hàng thương mại là một trong những định chế tài chính. Đặc trưng cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính, nghiệp vụ cơ bản ngành ngân hàng như: Nhận tiền gửi, cho vay, cung ứng dịch vụ thanh toán. Bên cạnh đó tổ chức này còn có chức năng cung cấp nhiều dịch vụ khác, hướng đến việc thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.

Chiết khấu ngân hàng là gì?

Chiết khấu ngân hàng được dùng phổ biến trong kinh doanh. Khái niệm này nhằm để chỉ việc doanh nghiệp giảm giá niêm yết của sản phẩm, dịch vụ theo tỷ lệ phần tram nhất định. Hiểu đơn giản đó như khoản giảm giá, nhượng bộ về giá.

bai-tap-chiet-khau-ngan-hang-thuong-mai-2Nghiệp vụ chiết khấu ngân hàng đóng vai trò quan trọng 

Trong lĩnh vực tài chính, chiết khấu là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại. Theo đó, khách hàng sẽ thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu những giấy tờ có giá trị chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng thương mại. Và nhận về khoản tiền bằng giá trị đến hạn của của giấy tờ trừ đi lợi tức chiết khấu kèm phí hoa hồng.

Có thể hiểu một cách đơn giản, chiết khấu ngân hàng giống như việc việc mua giấy tờ có giá ngắn hạn thấp hơn mệnh giá. Khi đến hạn thanh toán phải trả theo đúng mệnh giá. 

Ví dụ: Một trái phiếu có giá danh nghĩa 20.000 đồng, thời hạn thanh toán 1 năm, được mua với giá 15.000 đồng. 5.000 đồng chiết khấu so với giá phải trả khi đến hạn chính là giá định biểu thị cho lãi suất hay tỷ lệ chiết khấu. Như vậy 20.000/15.000 = 13,3% tương đương tỷ lệ chiết khấu của khoản vay.

Phân loại chiết khấu ngân hàng

Trong hoạt động tín dụng ngân hàng tồn tại 2 hình thức chiết khấu. Cụ thể như sau: 

bai-tap-chiet-khau-ngan-hang-thuong-mai-3Có hai hình thức chiết khấu trong hoạt động tín dụng ngân hàng

- Mua có kỳ hạn giấy tờ có giá: Ngân hàng tiến hành hoạt động mua và nhận chuyển nhượng quyền sở hữu các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Đồng thời, khách hàng cam kết sẽ mua lại giấy tờ có giá đó sau một khoảng thời gian xác định thỏa thuận tại hợp đồng chiết khấu.

- Mua có bảo lưu quyền truy đòi giấy tờ có giá: Ở hình thức này, ngân hàng mua và nhận quyền sở hữu những loại giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng. Sau đó khách hàng có trách nhiệm hoàn trả đối với số tiền chiết khấu, lãi suất chiết khấu cũng như các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động chiết khấu.

Bài tập chiết khấu ngân hàng thương mại sẽ thực hiện các yêu cầu tính toán về lãi, giá bán kỳ phiếu…

Đánh giá lợi thế - hạn chế của chiết khấu ngân hàng

Chiết khấu trong ngân hàng đóng vai trò quan trọng hoạt động tín dụng. Trước khi làm bài tập chiết khấu thương mại bạn nên tìm hiểu ưu – nhược điểm cụ thể. 

Ưu điểm

Nghiệp vụ chiết khấu ngân hàng ít có rủi ro và khả năng thu hồi nợ cao. Ưu điểm này xuất phát từ đặc điểm của hối phiếu – đó là tính đảm bảo cao cho người thụ hưởng.

bai-tap-chiet-khau-ngan-hang-thuong-mai-4Chiết khấu ngân hàng có khả năng thu hồi nợ cao

Cùng với đó, hình thức tín dụng này thủ tục đơn giản, quy trình cho vay không phức tạp. Hoạt động chiết khấu không khiến ngân hàng “đóng băng vốn” và thời hạn chiết khấu ngắn. Ngoài ra, ngân hàng thương mại dễ xin được chiết khấu hối phiếu tại ngân hàng nhà nước nếu có nhu cầu.

Thêm một lợi thế là khi chiết khấu, tiền cấp cho khách hàng sẽ được chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng. Điều này giúp tạo nguồn vốn ổn định cho ngân hàng.

Hạn chế

Khi triển khai chiết khấu, ngân hàng có thể nhận phải những hối phiếu giả mạo. Đây là những hối phiếu trái thương mại, phát hành từ những người/tổ chức lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản. 

Chưa kể, chiết khấu thương mại mang rủi ro tín dụng cao. Theo đó người chịu trách nhiệm thanh toán tài sản có giá có thể bị mất khả năng trả nợ trước khi đến hạn. 

Cách tính lãi suất chiết khấu ngân hàng thương mại

Lãi suất chiết khấu ngân hàng thương mại được tính bằng hai cách dưới đây:

Tính lãi suất qua chi phí huy động vốn

Lãi suất chiết khấu được tính = Lợi nhuận thu được/ Số tiền đã đầu tư để huy động vốn.

Trong đó:

  • Lợi nhuận thu được thể hiện tổng giá trị các dòng tiền ngân hàng thu được từ đầu tư, bao gồm doanh thu và lợi nhuận.
  • Số tiền đã đầu tư để huy động vốn chính là tổng số tiền ngân hàng đã chi tiêu để đầu tư vào dự án, gồm tiền mua tài sản và các chi phí khác dùng để huy động vốn.

Tính lãi suất chiết khấu theo trung bình trọng số chi phí vốn

Mỗi doanh nghiệp thường có 2 nguồn vốn chính: Vay thương mại và vốn góp cổ đông. Theo đó, WACC được tính bằng chi phí sử dụng trung bình của hai nguồn vốn này với công thức cụ thể sau:

WACC = re * E/(E+D) + rD(1-TC)* D/(E+D)

Trong đó: 

  • WACC được quy ước là chi phí sử dụng vốn trung bình của công ty.
  • Re: Tỷ suất thu nhập hy vọng có được của cổ đông.
  • rD: Lãi suất bên cho vay mong muốn.
  • E: Giá thị trường cổ phần của bên vay.
  • D: Giá thị trường nợ của bên doanh nghiệp. 
  • TC: Thuế suất thuế thu nhập của bên doanh nghiệp.

re = [Div0(1+g)/P0] + g

Trong đó:

  • P0: Giá cổ phiếu doanh nghiệp tại thời điểm gốc
  • Div0: Cổ tức cổ phiếu của doanh nghiệp tại thời điểm gốc.
  • g: Giá dự kiến tỷ lệ tăng trưởng của cổ tức.

Bài tập chiết khấu ngân hàng thương mại kèm lời giải

 3 khách hàng A, B, C mua 1 hối phiếu của ngân hàng OCB với các thông tin sau:

  • Mệnh giá: 50.000.000 VNĐ
  • Loại kỳ phiếu: Vô danh
  • Kỳ hạn chiết khấu: 6 tháng
  • Lãi suất: 7.8%/năm
  • Phương thức trả lãi: A trả lãi sau, B sẽ trả lãi trước và C chọn trả lại định kỳ hàng tháng.

Yêu cầu: Hãy xác định giá bán hối phiếu, lãi và số tiền mà A, B, C sẽ nhận khi đến cuối kỳ đáo hạn:

  • A: Giá bán 50.000.000 VNĐ, lãi cuối kỳ: 50.000.000 x 7,8%/2 = 1.950.000 VNĐ. Cuối kỳ A nhận được 50.000.000 + 1.950.000 = 51.950.000 VNĐ
  • B: Giá bán 50.000.000 VNĐ, tiền lãi: 50.000.000 x 7,8%/2 = 1.950.000 VNĐ, cuối kỳ nhận 50.000.000 VNĐ.
  • C: Giá bán 50.000.000 VNĐ, lãi hàng tháng: 50.000.000 x 7,8%/12 = 325.000, cuối kỳ nhận 50.000.000 VNĐ + lãi 1 tháng cuối = 50.325.000 VNĐ.

Bài viết trên đây chuyên trang đã cung cấp đầy đủ nội dung quan trọng về chiết khấu ngân hàng cùng bài tập minh họa dễ hiểu. Đây cũng chính là dạng cơ bản thường gặp trong các đợt thi tuyển của các ngân hàng đưa ra trong đề thi tuyển dụng. UB Academy tin rằng, nắm chắc cách làm dạng bài tập chiết khấu ngân hàng thương mại sẽ giúp bạn có thêm cơ hội đạt được vị trí công việc mong muốn.