Có thể bạn sẽ quan tâm
5 hành động khiến bạn bị đánh cắp thông tin thẻ tín dụng
Trong thời đại công nghệ bùng nổ, vấn đề an ninh bảo mật và cách thức để chống lại tin tặc đánh cắp thông tin ngày càng được đề cao. Và thông tin trên chiếc thẻ tín dụng của bạn chính là miếng mồi ngon mà kẻ xấu luôn nhắm đến. UB Academy sẽ chỉ ra 5 hành động vô tình khiến bạn bị đánh cắp thông tin thẻ tín dụng và cách để bạn có thể ngăn ngừa điều này xảy ra.
Để quên thẻ tín dụng sau khi thanh toán
Nghe rất ngớ ngẩn, nhưng không ít người đã rơi vào trường hợp này vì chủ quan; và lơ là khi đi mua sắm. Thử tưởng tượng; bạn vừa quẹt thẻ tín dụng để thanh toán một bộ trang phục mới thì nhìn thấy một số món phụ kiện nhỏ mà bạn có đủ tiền mặt để trả. Thế là bạn dùng tiền mặt luôn cho tiện; và quên mất chiếc thẻ tín dụng vẫn đang nằm trên quầy tính tiền của cửa hàng.
Đâu có ai cố tình đánh cắp thẻ tín dụng của bạn đúng không? Thế nhưng, chỉ cần chiếc thẻ rời khỏi tầm mắt của bạn vài phút; bất kì ai cũng có thể ghi lại thông tin trên thẻ tín dụng này bằng cách chụp lại thẻ; kể cả số bảo mật CVV phía sau!
Hãy ghi nhớ: Đừng lấy thẻ tín dụng ra nếu bạn không có ý định sử dụng; và khi đưa thẻ tín dụng cho nhân viên cửa hàng để thanh toán. Bạn chỉ nên đưa thẻ cho nhân viên quẹt thẻ quẹt tại quầy; không nên đưa thẻ cho nhân viên để nhân viên chạy đến địa điểm khác quẹt thẻ. Hãy chắc rằng bạn quan sát được quá trình họ thực hiện việc thanh toán.
Lưu thông tin thẻ tín dụng trên các trang web mua sắm
Với những trang web mua sắm trực tuyến quen thuộc như Lazada, Shopee, Tiki, Amazon hay eBay; chúng ta ngày càng quen thuộc với sự tiện lợi của thẻ tín dụng.
Tuy nhiên, cũng chính vì sự nhanh chóng và thuận tiện trên; nhiều người đã mất cảnh giác và chọn cách lưu lại thông tin thẻ tín dụng trên các trang web này cho lần giao dịch sau. Đây là điều cực kỳ sai lầm! Bạn đã nghĩ đến trường hợp tin tặc tấn công các trang web này; và thông tin thẻ tín dụng của bạn bị đánh cắp chưa?
Khi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán trực tuyến; hệ thống chỉ yêu cầu nhập họ tên chủ thẻ, số thẻ, thời hạn hiệu lực, ngày hết hạn và mã xác thực thẻ (CVV). Tất cả đều được in ở mặt trước và mặt sau của thẻ tín dụng. Do đó, một trong những cách để bảo mật của chủ thẻ là ghi nhớ mã CVV (3 chữ số cuối ở mặt sau thẻ) rồi dán kín chúng lại hoặc cạo bỏ.
Nếu bạn tự dưng nhận được một email yêu cầu click vào một liên kết hoặc một file đính kèm để thiết lập lại thông tin tài khoản như: Số tài khoản hoặc mã bảo mật CVV/CVC của bạn thì tuyệt đối không nên cung cấp thông tin. Đây là một dạng lừa đảo trực tuyến rất nguy hiểm.
Một chiêu mà kẻ gian rất hay sử dụng để lừa người mua hàng truy cập vào trang web mạo danh là đặt tên miền giống trang web “chính chủ” và chỉ khác 1-2 chữ cái. Bạn chỉ nên vào website bằng cách gõ trực tiếp vào trình duyệt, không bấm vào những đường link lạ. Vì vậy, bạn phải là người thông minh và cẩn thận khi mua sắm trực tuyến.
Hãy ghi nhớ: Không bao giờ chọn “lưu mật khẩu” khi bạn được hỏi lúc thực hiện thanh toán trực tuyến trên trong bất kỳ trang web; hay trình duyệt web nào.
Nhận cuộc gọi từ nhân viên Ngân hàng mạo danh
Đây là một hình thức lừa đảo phổ biến. Những kẻ đánh cắp thông tin giả làm nhân viên Ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng có tiếng để hỏi về thông tin thẻ tín dụng của bạn; nhằm xác minh bạn không gặp vấn đề tài chính nào.
Nếu bạn chưa từng có giao dịch hay sử dụng sản phẩm nào ở Ngân hàng được đề cập; chúng sẽ tiếp tục thuyết phục dựa trên lịch sử tín dụng của bạn để lừa lấy tiền từ thông tin thẻ tín dụng mà bạn tin tưởng cung cấp.
Làm sao để bảo vệ bản thân khỏi những cú lừa này? Hãy tuân thủ nguyên tắc: không bao giờ cung cấp thông tin thẻ tín dụng cho bất cứ ai qua điện thoại. Bạn hãy nhớ rằng; các Ngân hàng sẽ không gọi điện cho khách hàng để yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân; đặc biệt là thẻ tín dụng. Vì vậy, hãy dập máy nếu bạn nhận được cuộc gọi tương tự.
Rò rỉ trên truyền thông xã hội
Nếu bạn nghĩ mạng xã hội hạn chế trong việc xâm nhập thông tin cá nhân của bạn; hãy nghĩ lại một lần nữa!
Một số tin tặc đã tìm cách lừa đảo người khác và đánh cắp thông tin thẻ tín dụng; hoặc tài khoản Ngân hàng qua các phương tiện truyền thông xã hội. Đầu tiên, chúng sẽ kết bạn; hoặc đánh cắp tài khoản mạng xã hội như Facebook, Viber, Instagram… của người quen bạn; sau đó nhờ vả bạn đưa thông tin để chúng thực hiện một giao dịch gấp. Hãy nhớ những câu chuyện mua thẻ cào điện thoại; đó là một trong những bước khởi đầu cho việc lừa đảo những món tiền lớn hơn!
Cách thức để chống lại những thủ thuật lừa đảo này là khi bất cứ ai nhờ bạn chuyển tiền; mua đồ hay cung cấp thông tin thẻ tín dụng qua mạng; hãy gọi trực tiếp cho người đó để xác nhận. Nhưng tốt nhất, đừng giao thông tin của mình cho bất kỳ ai qua mạng!
Lưu ý những thiết bị lạ
Khi bạn thực hiện giao dịch thông qua các máy POS, các trang mạng; hãy lưu ý về những thiết bị hay trang mạng này. Bây giờ, nhiều kẻ đánh cắp thông tin đã chế tạo những đầu đọc lấy cắp thông tin được cài đặt tinh vi trong các máy POS. Hay đáng sợ hơn; chúng dựng nên những trang mạng giả để lưu thông tin khi bạn thực hiện giao dịch.
Như vậy, khi bạn cắm thẻ vào ở bất kỳ máy thanh toán nào; hãy đảm bảo kiểm tra xem có bất kỳ thiết bị lạ đính kèm hay không. Nếu thấy có điều gì đó đáng ngờ, đừng sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán. Hãy tham khảo nhiều hơn các bài tương tự để nâng cao cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo tinh vi.
Cuối cùng, chỉ cần tuân thủ những quy tắc và ghi nhớ những hình thức gian lận trên; bạn đã có thể thở phào nhẹ nhõm phần nào trong việc bảo vệ thông tin thẻ tín dụng của mình. Đừng quên theo dõi chuyên mục Điểm tin UB Academy và Diễn đàn U&Bank để cập nhật tin tức mới nhất về ngành Tài chính – Ngân hàng bạn nhé!