messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

3 bước xử lý khi khách giao dịch tiền giả tại Ngân hàng

Làm thế nào khi phát hiện trong số tiền khách hàng mang đến giao dịch tại ngân hàng có lẫn một số tờ tiền nghi giả? Giao dịch viên có nên lập tức làm biên bản thu giữ và cắt góc chúng? Trong bài viết dưới đây, UB Academy cung cấp cho bạn 3 bước xử lý giao dịch tiền giả mà Giao dịch viên cần biết.

xử lý giao dịch tiền giả Ngân hàng

Hiện trạng giao dịch tiền giả tại Ngân hàng 

Từ trước đến nay, khi nhắc đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng; nhiều người vẫn nghĩ rằng vị trí Giao dịch viên khá rủi ro; bởi đây là công việc tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất với tiền bạc.

Có một câu chuyện như sau: Khách hàng nộp 500 triệu đồng để gửi tiết kiệm vào Ngân hàng. Sau khi lập bảng kê và kiểm đếm tiền; nữ giao dịch viên Ngân hàng phát hiện ra trong số tiền khách hàng giao có 20 tờ mệnh giá 500 nghìn đồng là tiền giả.

Giao dịch viên thông báo cho khách hàng biết và lập biên bản thu giữ số tiền giả. Cô điền đủ thông tin vào biên bản thu giữ rồi lấy kéo cắt góc những tờ tiền giả; sau đó chuyển cho khách hàng ký xác nhận. Nhìn những tờ tiền của mình bị cắt góc; khách hàng nổi giận và không ký xác nhận biên bản. Đồng thời, yêu cầu Giao dịch viên phải bồi thường việc cắt góc bằng 20 tờ mệnh giá 500 nghìn đồng khác.

Trường hợp này, Giao dịch viên đã xử lý việc thu giữ đúng hay sai?

Việc tiếp xúc với tiền giả và phản ứng của khách hàng trong câu chuyện trên không phải là hiếm xảy ra tại các quầy giao dịch Ngân hàng. Tuy nhiên, đôi lúc cách xử lý không đúng sẽ mang đến phiền phức cho Giao dịch viên.

Luật sư nói gì về cách xử lý giao dịch tiền giả tại Ngân hàng?

Quay trở lại vụ việc trên, Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc Điều hành Công ty luật Basico nhận định nữ nhân viên ngân hàng trên đã xử lý hoàn toàn sai; và có thể dẫn đến hậu quả là bị kiện tụng đòi bồi thường số tiền đã bị cắt góc.

xử lý giao dịch tiền giả Ngân hàng

Luật sư Trần Minh Hải là thành viên Hội Luật gia Việt Nam; và thành viên Đoàn luật sư thành phố Hà Nội với trên 12 năm kinh nghiệm luật sư tư vấn chuyên nghiệp về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng.​

Theo luật sư Trần Minh Hải, trong quá trình giao dịch mà phát hiện tiền nghi giả; nhân viên Ngân hàng cần thận trọng xử lý các bước sau:

Thứ nhất, cần phân định hai khái niệm về tiền nghi giả và tiền giả. Tiền nghi giả là tiền có dấu hiệu nghi ngờ bị giả mạo; không xuất phát từ việc in ấn, phát hành chính thức, hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền. Còn khái niệm tiền giả là loại tiền nghi giả đã có kết luận giám định chính thức từ cơ quan có thẩm quyền.

Thứ hai, khi phát hiện tiền nghi giả; Giao dịch viên cần lập biên bản tạm thu giữ tiền nghi giả chứ không phải biên bản thu giữ tiền giả. Trường hợp tạm thu từ 5 tờ tiền nghi giả trở lên; hoặc khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ phải báo cho cơ quan công an.

Thứ ba, sau khi thu giữ; Ngân hàng sẽ phải chuyển tiền nghi giả đến các cơ quan của Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn để tiến hành giám định. Nếu kết quả giám định là tiền thật; lúc này Ngân hàng hoàn trả lại tiền cho khách hàng bằng nghiệp vụ thu đổi tiền. Nếu kết quả giám định là tiền giả; Ngân hàng sẽ thông báo kết quả giám định và việc xử lý tiền giả của cơ quan giám định cho khách hàng biết. Đương nhiên, cơ quan giám định cũng sẽ thực hiện việc đục lỗ và xử lý tiền giả theo quy trình nghiệp vụ riêng.

Trên đây là 3 bước xử lý tiền giả; tiền nghi giả trong giao dịch tại Ngân hàng mà bất cứ Giao dịch viên nào cũng cần nắm rõ. Không chỉ vậy, những ứng viên thi tuyển Ngân hàng cũng cần chuẩn bị tốt kiến thức để ứng biến trước các câu hỏi tình huống từ phía Nhà tuyển dụng. Hãy ghi nhớ cách xử lý giao dịch tiền giả Ngân hàng để không tự đem lại phiền phức cho bản thân. Đừng quên theo dõi tin tức tại chuyên mục Điểm tin UB Academy; và Diễn đàn ngành U&Bank để cập nhật thông tin mới nhất về Ngân hàng bạn nhé!