messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Bỏ Túi 10 Tips Phỏng Vấn Online Chinh Phục Mọi Nhà Tuyển Dụng

Sau diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 cùng sự phát triển của công nghệ trong thời đại 4.0, hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp đều có xu hướng diễn ra dưới hình thức online. Từ làm việc, họp hành đến phỏng vấn ứng viên đều được thực hiện trực tuyến. Nếu bạn chuẩn bị có một buổi phỏng vấn qua mạng (online interview) với nhà tuyển dụng thông qua Skype, Zoom hay Google Meet thì bài viết này dành cho bạn. Bạn sẽ nắm được những bí kíp phỏng vấn online mà không phải ai cũng sẵn sàng chỉ cho bạn. 

1. Nhà tuyển dụng tìm kiếm điều gì ở bạn tại buổi phỏng vấn online?

Hình thức phỏng vấn online không còn quá mới mẻ nhưng vẫn có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Mặc dù bạn có thể linh hoạt hơn về mặt thời gian và địa điểm nhưng đổi lại thì cũng sẽ có những khó khăn riêng. Nhà tuyển dụng sẽ khó khăn và hạn chế hơn trong việc quan sát những cử chỉ của ứng viên để tuyển người hiệu quả. Chính vì thế nếu như bạn biết cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng kinh nghiệm của chính mình thì sẽ có lợi hơn rất nhiều.

Vậy ngay sau đây chúng tôi sẽ bật mí cho bạn xem liệu nhà tuyển dụng đăng tìm kiếm điều gì tại các ứng viên nhé: 

kinh nghiệm phỏng vấn online

  • Sự tin cậy

Sự tin cậy chính là những tiếp cận ban đầu của các ứng viên đối với các nhà tuyển dụng. Nếu như những ấn tượng lúc đầu của các nhà tuyển dụng tốt thì bạn gần như đã thành công được một nửa quãng đường.

Vậy thì làm cách nào để bạn có thể thiết lập được niềm tin với những nhà tuyển dụng này? Trước hết là bạn hãy thật đúng giờ và hãy thử tìm hiểu cách sử dụng của ứng dụng công nghệ phỏng vấn online. Bạn có thể chờ đợi trước khi buổi phỏng vấn chính thức diễn ra. Ngoài ra trong quá trình phỏng vấn thì cũng hãy xây dựng những bài học hoặc những câu chuyện để chứng minh được độ đáng tin của bản thân nhé.

  • Khả năng giao tiếp

Kỹ năng mềm và khả năng giao tiếp là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để các nhà tuyển dụng có quyết định lựa chọn bạn trở thành ứng viên tiềm năng hay không. 

Trước hết là nếu như bạn tự tin giao tiếp và sẵn sàng thể hiện được khả năng của mình thì cũng là một cách để chứng minh cho họ thấy được năng lực thật sự và kinh nghiệm trước đây của bạn.

Ngoài ra thì những người giỏi giao tiếp sẽ có lối nói vô cùng dễ hiểu và luôn đi vào trong tâm vấn đề. Đây chính là một điểm cộng trong mắt các nhà tuyển dụng và sẽ luôn khiến cho họ cảm thấy muốn được hợp tác vì tính hiệu quả cao.

  • Tinh thần độc lập

Tinh thần làm việc nhóm quan trọng nhưng tinh thần độc lập thì cũng quan trọng không kém. Những ứng viên thể hiện được khả năng làm việc độc lập của mình thì thường sẽ được đánh giá cao hơn những ứng viên khác. Đặc biệt là khi bạn biết cách sắp xếp và thực hiện công việc, thậm chí là đối với những công việc cần tính nghiên cứu. 

Bạn có thể thể hiện cho các nhà tuyển dụng ấy được khả năng tự quản lý công việc của mình như thế nào và đừng quên đưa ra các dẫn chứng cụ thể thật khéo léo. Tuy nhiên thì bạn cũng cần biết đâu là những trường hợp cần sự độc lập và đâu là những trường hợp cần có sự giúp đỡ của những đồng nghiệp khác.

  • Chủ động trong công việc

Một ứng viên luôn luôn mong muốn được học hỏi và có tinh thần cầu tiến chắc chắn là lựa chọn tốt của các nhà tuyển dụng. Bởi lẽ trong tương lai thì những người này có khả năng đem lại rất nhiều giá trị cho công ty hoặc doanh nghiệp. 

Trong buổi phỏng vấn online thì bạn đừng quên thể hiện được sự tập trung và chú ý lắng nghe với các câu hỏi của nhà tuyển dụng. Không chỉ đơn giản là trả lời mà bạn còn có thể đặt ra các vấn đề hoặc phân tích kỹ hơn các câu hỏi. Chắc chắn với phương pháp này thì bạn sẽ dành trọn được sự quan tâm của các nhà tuyển dụng.

Ngoài ra ở cuối buổi phỏng vấn thì bạn cũng đừng quên đặt thêm các câu hỏi và các thông tin cần thiết để tao ấn tượng tốt hơn nữa nhé.

2. Tham khảo quy trình phỏng vấn online là gì?

kinh nghiệm phỏng vấn online

Tìm hiểu quy trình phỏng vấn online

Đối với những bạn chưa từng có kinh nghiệm hoặc online và chưa biết quy trình trong những buổi phỏng vấn này như thế nào thì chúng tôi sẽ bật mí cho bạn ngay sau đây:

  • Giới thiệu thông tin

Thông thường thì ở các buổi phỏng vấn online sẽ là phỏng vấn 1-1 hoặc có thể nhiều hơn tùy vào các tổ chức hoặc các công ty mà bạn ứng tuyển.

Ở bước khởi đầu thì họ sẽ giới thiệu sơ qua về công ty và yêu cầu liên quan đến công việc mà họ đang tuyển dụng. Sau đó, các nhà tuyển dụng sẽ bổ sung thêm một số các thông tin và yêu cầu ứng viên phải trả lời như:

  • Bạn đã tìm hiểu những thông tin nào về công ty của chúng tôi?
  • Tại sao bạn lại quyết định ứng tuyển vào vị trí này tại công ty?

Để tránh những trường hợp bị lúng túng ngay từ những giây phút ban đầu thì bạn đừng quên chuẩn bị những thông tin cụ thể liên quan đến công ty như thành tích, văn hóa hay các mặt hàng kinh doanh,…. Ngoài ra những yêu cầu liên quan đến công việc như mô tả hay kỹ năng, số lượng,…. cũng rất quan trọng. Bạn có thể dễ dàng thu thập những thông tin này tại website chính thức của công ty hoặc các bản tin tuyển dụng.

  • Xác định thông tin của ứng viên

Sau khi trình tự thứ nhất đã hoàn thành thì sẽ đến với trình tự thứ hai là xác định các thông tin cụ thể của bạn. Các nhà tuyển dụng có thể đặt ra một số các câu hỏi như:

  • Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình
  • Bạn nghĩ với kỹ năng nào của mình thì phù hợp với công việc này?

Thông thường thì trong CV của bạn đều đã có đầy đủ các thông tin này và các nhà tuyển dụng sẽ chỉ hỏi lại để đảm bảo được tính chân thực. Trong quá trình này thì bạn có thể giới thiệu thêm một số các thành tích hoặc các năng lực khác mà bạn đã không ghi trong CV nữa nhé. 

  • Khai thác năng lực làm việc của ứng viên

Đây chính là bước quan trọng nhất kể cả phỏng vấn online hay phỏng vấn trực tiếp. Quá trình này sẽ giúp cho các nhà tuyển dụng đánh giá được các ứng viên về nhiều yếu tố khác nhau như năng lực và kinh nghiệm làm việc. 

Thông thường thì đó có thể là các câu hỏi tình huống hoặc các câu hỏi giải thích, nhận định cá nhân,…. liên quan đến công việc và vị trí ứng tuyển. Bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng những câu trả lời chất lượng từ trước và thật tự tin để trả lời nhé.

  • Giải đáp thắc mắc của ứng viên và tư vấn

Nhiều ứng viên sẽ mất điểm trong mắt các nhà tuyển dụng khi các nhà tuyển dụng hỏi rằng: “Bạn có câu hỏi nào dành cho công ty hoặc chúng tôi hay không?” và bạn từ chối. Tuy nhiên thì bạn hãy chuẩn bị khoảng từ 3 đến 5 câu hỏi dành cho các nhà tuyển dụng để quá trình trao đổi phỏng vấn thêm thú vị hơn.

Có thể bạn cảm thấy mình đã tìm hiểu rất kỹ về công ty và không còn bất cứ câu hỏi nào nhưng hãy lưu ý rằng đây là điều được khuyến khích thực hiện. Dù nhà tuyển dụng còn lựa chọn phần này trở thành thang điểm để đánh giá được độ nhiệt huyết và tinh thần làm việc của bạn.

  • Kết thúc buổi phỏng vấn online

Ở phần kết thúc của buổi phỏng vấn thì các nhà tuyển dụng sẽ thông báo kết thúc và lưu ý cho ứng viên liên quan đến thời gian có thể thông báo kết quả. 

10 kinh nghiệm phỏng vấn online giúp ghi điểm với nhà tuyển dụng

kinh nghiệm phỏng vấn online

Bí kíp phỏng vấn online 01: Ghi nhớ thời gian được hẹn phỏng vấn​

Phỏng vấn online thường bị “coi nhẹ” như 1 buổi chat, video call bình thường bạn vẫn dùng để liên lạc với bạn bè. Vì vậy, nhiều bạn tới sát giờ mới nhớ lịch phỏng vấn; khiến mọi chuẩn bị của bạn trước đó đều vô ích. Vội vàng, thiếu chỉn chu sẽ làm ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng của bạn.

  • Bỏ túi bí kíp:

Ngay sau khi nhận được lời mời phỏng vấn, bạn nên ghi nhớ lịch hẹn bằng cách ghi chú mốc thời gian cho buổi phỏng vấn vào điện thoại/ lịch bàn hay bất cứ đâu bạn cảm thấy có hiệu quả.

Bí kíp phỏng vấn online 02: Làm quen với phần mềm

Bạn và nhà tuyển dụng cần trao đổi và thống nhất ứng dụng, nền tảng được sử dụng để phỏng vấn online. Ví dụ: Google Meet; Zoom; Skype; Microsoft Teams; Slack.

Hãy đảm bảo rằng bạn đã tải và truy cập phần mềm đó một vài lần trước buổi phỏng vấn. Hãy dành thời gian để làm quen với các thao tác; cách sử dụng phần mềm trên cả điện thoại và máy tính. Như vậy, bạn cũng sẽ phần nào đỡ lùng túng hơn nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình phỏng vấn.

  • Bỏ túi bí kíp:

Bạn nên thử sử dụng phần mềm online interview thông qua cả wifi và 4G để đảm bảo chất lượng đường truyền. Theo kinh nghiệm, các bạn nên sử dụng máy tính để nhìn màn hình rõ hơn và có thể dễ dàng làm một số bài test được yêu cầu. Bạn có thể thực hiện một vài cuộc gọi thử với bạn bè của mình trước khi phỏng vấn để đảm bảo mọi thứ vẫn hoạt động tốt.

Bí kíp phỏng vấn online 03: Đặt tên tài khoản username

Nghe thì có vẻ đơn giản; nhưng một số bạn ứng viên vẫn thường quên cập nhật tên thật và ảnh thật cho tài khoản của mình. Việc sử dụng đúng tên trên CV thể hiện sự chuyên nghiệp. Nhờ đó, nhà tuyển dụng cũng dễ dàng hơn trong việc tìm cách xưng hô với bạn.

Ngoài ra, một avatar lịch sự cũng sẽ là điểm cộng lớn dành cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng.

  • Bỏ túi bí kíp:

Thói quen đặt tên bằng nickname hay những cái tên nghe thật trẻ trâu khi tham gia mạng xã hội sẽ là ấn tượng không tốt đối với nhà tuyển dụng. Trong những trường hợp bạn cần chia sẻ màn hình, hãy lưu ý đến cả ảnh nền máy tính hoặc chọn chế độ chỉ chia sẻ tab/window để vừa đảm bảo thông tin riêng tư cho bản thân mà vẫn giữ được hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt nhà tuyển dụng nhé!

Bí kíp phỏng vấn online 04: Chuẩn bị kế hoạch dự phòng

Công nghệ gặp trục trặc vào thời điểm phỏng vấn được xem là vấn đề thường xảy ra và không đáng nhất. Đừng hoảng sợ nếu phần mềm của bạn gặp sự cố. Nếu vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, người phỏng vấn sẽ hiểu.

  • Bỏ túi bí kíp:

Bạn nên lưu thông tin số điện thoại của nhà tuyển dụng để trong tình huống bất ngờ như mất điện hay không truy cập được phần mềm đúng thời gian, bạn hãy liên hệ với nhà tuyển dụng và chủ động đưa ra 1 kế hoạch dự phòng. Phương án có thể là chuyển đổi sang một cuộc gọi điện thoại hoặc sắp xếp lại một thời gian sau đó là hai giải pháp khả thi cho những khó khăn kỹ thuật.

Bí kíp phỏng vấn online 05: Chuẩn bị không gian phỏng vấn

Trang phục và không gian phỏng vấn cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng

Không chỉ trang phục cần phải tươm tất mà chính vị trí ngồi của bạn cũng cần được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ. Nhà tuyển dụng có thể dễ dàng tập trung vào bạn hơn nếu bạn ngồi trước một phông nền trơn và ít đồ vật. Sử dụng background có sẵn trên các nền tảng là một ý hay nếu phòng bạn quá bừa bộn mà chưa kịp dọn dẹp.

Set up một chỗ ngồi có background chuyên nghiệp sẽ cho người phỏng vấn biết rằng bạn thực sự nghiêm túc với cơ hội công việc này.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý chọn một nơi yên tĩnh để thực hiện phỏng vấn. Phải đảm bảo rằng bạn nghe rõ được nhà tuyển dụng nói gì và ngược lại. Tránh ngồi ở những nơi đông người. Và địa điểm lý tưởng nhất là một không gian chỉ có một mình; như phòng riêng.

  • Bỏ túi bí kíp:

Phòng của bạn sẽ phần nào phản ánh con người bạn; vì vậy nếu muốn “khoe khéo” điều gì đó bạn có thể ngồi trước tủ sách nơi đặt các thành tích của bản thân như bằng khen, cup,…; hay đơn giản chỉ là 1 vài cuốn sách với tiêu đề liên quan đến lĩnh vực bạn đang theo đuổi.

Nhớ tắt chuông các thiết bị xung quanh; và thông báo cho người thân về lịch phỏng vấn để đảm bảo không bị làm phiền trong suốt thời gian diễn ra phỏng vấn nhé!

Bí kíp phỏng vấn online 06: Trang phục phỏng vấn online​

Nhiều người cho rằng, phỏng vấn online thì tiện nhất là khoản trang phục, vì sẽ không phải đi ra ngoài. Nhưng thực tế thì đừng nên nghĩ như vậy; việc chuẩn bị trang phục chỉnh chu cho buổi phỏng vấn online là hoàn toàn cần thiết.

Việc giao tiếp online khiến nhà tuyển dụng chỉ có thể thấy bạn qua màn hình máy tính hoặc điện thoại; bởi vậy, một hình ảnh xuất hiện tươm tất sẽ chứng tỏ với nhà tuyển dụng bạn là một người chỉn chu; và có sự chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn.

Hãy mặc áo có cổ, và lựa chọn những trang phục sáng màu để khuôn mặt bạn tươi tắn hơn. Các bạn nữ có thể trang điểm nhẹ nhàng; và lưu ý không nên dùng màu son hoặc mắt quá đậm nhé. Nếu là nam thì nên “dọn dẹp” lại râu ria trên mặt. Bạn có thể kiểm tra trước phần ngoại hình của mình trên webcam để xem có vấn đề gì không trước khi bước vào cuộc phỏng vấn.

  • Câu chuyện thực tế:

Mình đã từng gặp tình huống, ứng viên gương mặt sáng, mặc áo sơ mi tham gia phỏng vấn. Các câu hỏi khởi động khá ổn cho đến khi bạn xin phép đi lấy nước uống thì qua camera thấy bạn mặc Underwear. Bạn có xin lỗi sau đó tuy nhiên đã muộn mất rồi. Rejects

  • Bỏ túi bí kíp:

Chú ý ánh sáng nơi bạn ngồi; hạn chế ngồi ở vị trí có ánh đèn chiếu thẳng vào camera vì sẽ khiến hình của bạn bị chói và không rõ mặt. Tốt nhất bạn nên ngồi gần cửa sổ để có ánh sáng tự nhiên; hoặc ngồi trong phòng có độ sáng vừa phải và ánh sáng trắng/vàng nhạt chiếu đều cả phòng nhé!

Ngoài ra, bạn hãy chủ động đặt webcam ngang với mắt, bởi nếu đặt webcam thấp, bạn sẽ phải nhìn xuống tạo cảm giác bí bách và không năng động. Ngược lại nếu đặt quá cao, bạn phải ngước lên khiến gương mặt trở nên căng thẳng, không thoải mái.

Bí kíp phỏng vấn 07: Chuẩn bị giấy, bút và một bản CV của chính mình

Buổi phỏng vấn online thường diễn ra nhanh hơn bạn nghĩ; tuy nhiên lượng thông tin mà 2 bên trao đổi với nhau không khác gì một buổi phỏng vấn offline. Có thể trong lúc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi chi tiết quá khứ của bạn để tìm hiểu cũng như xác thực tính trung thực. Bạn cần nắm chắc thông tin của cá nhân trùng khớp với CV bạn đã gửi đi trước đó.

  • Bỏ túi bí kíp:

Nên chuẩn bị sẵn giấy, bút để ghi chép một số thông tin cần thiết. Một bản CV sẽ giúp bạn trong trường hợp NTD hỏi bạn những câu hỏi phỏng vấn yêu cầu chính xác về những thông tin kinh nghiệm việc làm; ngày tháng năm; và thành tích.

Hãy đảm bảo những công cụ nằm trong tầm với của bạn.

Bạn cũng có thể sử dụng phần mềm note trên máy tính để ghi lại những ý chính mình muốn nói khi đã chuẩn bị trước. Cách này hữu ích, nhưng hãy đảm bảo rằng chúng không làm bạn mất sự chú ý vào nhà tuyển dụng trong khi phỏng vấn.

Bí kíp phỏng vấn 08: Tập trả lời các câu hỏi thông dụng

Bạn sẽ tự tin và chỉn chu hơn khi trả lời các câu hỏi “tủ” nếu đã chuẩn bị kỹ và may mắn được hỏi đến. Đôi khi câu từ phù hợp và mức độ suôn sẻ; diễn đạt tự nhiên sẽ là điểm cộng cho sự chuyên nghiệp và cố gắng của bạn.

  • Bỏ túi bí kíp:

Bạn có thể tìm kiếm từ khoá “Câu hỏi phỏng vấn phổ biến” và luyện tập trả lời các câu hỏi. Bạn có thể tập một mình hoặc nhờ người quen, bạn bè dành chút thời gian đóng vai người phỏng vấn để luyện tập với bạn khi đã sẵn sàng. Luyện tập cách nghe cẩn thận; nói chậm và rõ ràng. Bạn càng luyện tập trước camera máy tính nhiều bao nhiêu thì buổi phỏng vấn online chính thức càng có khả năng thành công bấy nhiêu!

Bí kíp phỏng vấn 09:Chuẩn bị câu hỏi của riêng bạn.

Ngoài việc chuẩn bị câu trả lời cho một số câu hỏi phỏng vấn phổ biến; bạn cũng nên chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi nhà tuyển dụng. Điều này không kém phần quan trọng; sẽ khiến bạn tăng thêm khả năng tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

  • Bỏ túi bí kíp:

Bạn có thể chuẩn bị từ 3 đến 4 câu hỏi; đó nên là các thắc mắc liên quan đến công việc ở vị trí bạn đang ứng tuyển; các chế độ làm việc của công ty; và các chương trình đào tạo kỹ năng của nhà tuyển dụng. ​

Bí kíp phỏng vấn 10: Tập trung vào người phỏng vấn

Các ứng dụng online interview chỉ có thể hiển thị được khuôn mặt và phần thân trên của bạn. Vì vậy, việc tận dụng tốt ánh mắt; cũng như biểu cảm gương mặt sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Điều này giúp buổi phỏng vấn của bạn trở nên gần gũi; và có nhiều sự tương tác hơn giữa 2 người.

  • Bỏ túi bí kíp:

Luôn nhìn vào camera để người phỏng vấn cảm thấy được sự tương tác của bạn dành cho họ. Hãy nhớ mỉm cười nhẹ và chú ý lắng nghe với ánh mắt chăm chú. Vậy là bạn đã có một hình ảnh tự tin, chuyên nghiệp rồi.

Đôi lúc trong khi phỏng vấn online, bạn sẽ dễ bị xao nhãng bởi tin nhắn điện thoại; hoặc tiếng động gì đó xuất hiện,… Hãy học cách làm lơ tất cả những thứ làm bạn chú ý; vì công việc của bạn vẫn phải là ưu tiên hàng đầu.

Trên đây là toàn bộ “bí kíp” giúp bạn ghi điểm tuyệt đối với Nhà tuyển dụng khi phỏng vấn online. Hãy chia sẻ những thông tin hữu ích này đến với bạn bè, người thân của mình nhé! Đừng quên tham khảo thêm chuyên mục Chia sẻ kiến thức UB Academy; Diễn đàn U&BankBlog LearnID để cập nhật thêm kiến thức mới về ngành Ngân hàng.