messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Tổng quan các điều kiện thương mại quốc tế đầy đủ nhất

Trong các điều kiện thương mại quốc tế FCA, FAS, FOB là những điều kiện quan trọng trọng hàng đầu trong các hoạt động giao dịch xuất nhập khẩu. Bài viết này UB Academy sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ nội dung của từng loại điều kiện để bạn có được những hiểu biết đầy đủ và đúng đắn nhất. Tham khảo ngay nhé! 

1. Nội dung của điều kiện FCA

các điều kiện thương mại quốc tế

Điều kiện FCA (Free Carrier)

Điều kiện FCA là một điều kiện về giao hàng năm trong các điều kiện giao hàng quốc tế và dường như những ai làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đều đã từng nghe đến điều kiện này. Vậy nội dung của điều kiện này là gì? 

FCA là ký tự chỉ tên địa điểm giao hàng. Trong điều kiện FCA, người bán giao hàng cho người chuyên chở theo chỉ định của người mua tại một cơ sở được chỉ định chính xác. Giữa người mua và người bán cần có các quy định rõ ràng về thời gian, địa điểm lấy hàng, địa điểm giao hàng tránh các rủi ro không đáng có cho cả đôi bên.

Trong nội dung của điều kiện FCA sẽ quy định rõ như sau: 

  • Nếu người bán giao hàng tại cơ sở của mình thì sẽ quy định địa chỉ cơ sở là nơi giao hàng. 
  • Nếu người bán giao hàng ở một nơi khác thì phải chỉ ra địa điểm giao hàng khác đó.

Người bán phải thông quan xuất khẩu và yếu tố về nhập khẩu sẽ không liên quan trực tiếp. Đồng thời trong điều kiện FCA thì người bán cũng sẽ không phải chi trả các khoản phí liên quan đến nhập khẩu.

Điều kiện FCA = Free Carrier = Giao hàng cho người chuyên chở.

Một số lưu ý trong nội dung FCA: 

  • Người bán thông quan hàng xuất. 
  • Người mua thông quan hàng nhập.
  • Người mua chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải

Các địa điểm giao hàng của người bán thường thấy nhất là: 

  • FCA (kho người bán)
  • FCA (Sân bay đi/Sân bay Tân Sơn Nhất)
  • FCA (cảng xuất/cảng Cát Lái)

2. Nội dung của điều kiện FAS

các điều kiện thương mại quốc tế

Điều kiện giao hàng FAS (Free Alongside Ship)

Điều Kiện Giao Hàng FAS được kí hiệu là Free Alongside Ship. Nội dung của điều kiện FAS cụ thể như sau: 

  • Về phương thức vận tải

Giao hàng FAS phù hợp với vận tải bằng hình thức đường biển và thủy nội địa. Điều kiện trong giao hàng Free Alongside Ship chính là người bán khi giao hàng hóa phải đặt dọc mạn con tàu theo chỉ định của bên phía người mua. 

  • Chuyển giao hàng hóa và rủi ro

Trong quá trình di chuyển hàng hóa, các sự cố hư hỏng, rủi ro hàng hóa sẽ do phía người mua chịu trách nhiệm. Tuy nhiên với điều kiện hàng hóa khi được giao phải đặt dọc mạn tàu. 

Địa điểm giao hàng sẽ là nơi chuyển giao giữa người mua và người bán. Trong hình thức bán hàng theo chuỗi thì từ mua lại có thể xuất hiện nhiều lần. Người mua có thể lại trở thành người bán. 

  • Quy định địa điểm giao hàng

Giữa bên mua và bên bán đều sẽ thống nhất quy định điểm giao hàng. Trong đó, việc xếp dỡ hàng hóa lên tàu chuyên chở sẽ do người bán chịu các chi phí và cả rủi ro nếu có xảy ra. 

  • Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu

Trong điều kiện FAS, đơn vị chịu trách nhiệm thông quan xuất khẩu là người bán. Người mua sẽ chịu trách nhiệm về nhập khẩu và các chi phí thông quan khi quá cảnh tại nước thứ ba.

Các nghĩa vụ chi tiết của cả người mua và người bán đều sẽ được quy định rất cụ thể trong hợp đồng. 

3. Nội dung của điều kiện FOB

các điều kiện thương mại quốc tế

Điều kiện giao hàng FOB

Một điều kiện cũng được nhắc đến nhiều trong các điều kiện thương mại quốc tế là FOB (tên cảng giao hàng). Theo quy định thì điều kiện FOB (Free on Board)chỉ áp dụng với vận tải biển hoặc vận tải đường thủy nội địa mà thôi. Các đơn vị xuất nhập khẩu cần lưu ý điều này. 

Vì đặc trưng giao hàng trên tàu nên tất yếu, người bán sẽ giao hàng lên tàu do người mua chỉ định tại một địa điểm cảng xếp hàng. Sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu và bàn giao cho người mua thì từ lúc đó người mua sẽ chịu các trách nhiệm, chi phí, rủi ro, mất mát, hư hỏng hàng hóa. 

Trong điều kiện FOB, người bán có thể giao hàng hoặc mua sẵn hàng hóa trong trường hợp bán hàng theo chuỗi. Và phía người bán cũng sẽ chịu trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu cho hàng hóa. Thực tế thì điều kiện của FOB cũng tương tự với FAS nhưng bên bán cần phải trả cước phí xếp hàng lên tàu. Các khoản chi phí khác như cước vận tải, phí bảo hiểm thuộc về trách nhiệm của bên mua hàng. Theo đánh giá của các chuyên gia thì điều kiện FOB là tập quán thương mại được dùng cho rất nhiều quốc gia trên thế giới.

4. So sánh điều kiện FCA, FAS, FOB

các điều kiện thương mại quốc tế

Academy sẽ giúp bạn phân biệt một cách rõ ràng nhất về các điều kiện FCA, FAS, FOB trong nội dung bên dưới. Cùng đón đọc để biết sự khác biệt rõ rệt nhất:

  • Điều kiện thương mại quốc tế FCA áp dụng cho tất cả các loại phương thức vận tải. Cũng theo điều kiện này, bên mua có trách nhiệm xếp và chất hàng lên phương tiện chuyên chở được cung cấp bởi người bán. Điều này giúp các rủi ro, thất thoát sẽ được giảm thiểu rất nhiều. 
  • Điều kiện thương mại FAS và FOB chỉ có thể được sử dụng cho vận chuyển bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa.
  • Chính sự khác nhau về hình thức vận chuyển dẫn đến sự khác nhau về nghĩa vụ bốc xếp hàng hóa lên tàu. Nếu điều kiện FAS quy định hàng hóa đặt dọc màn tàu thì quy định FOB quy định hàng hóa phải được đặt trên boong tàu. Các điều kiện này đảm bảo thì việc giao hàng mới được chấp thuận và bàn giao thành công. 

Tuy nhiên, trong quá trình giao nhận trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp tranh chấp giữa bên mua và bên bán. Để đảm bảo hạn chế các sự cố tranh chấp, giữa bên mua và bên bán nên có những quy định rõ ràng về điểm giao hàng, các tổn thất khi đến các bãi tập kết nếu có sẽ thuộc về ai. 

Kết bài

Trong nội dung bài viết trên chúng ta đã cùng nhau phân tích các nội dung của từng điều kiện thương mại quốc tế. Hy vọng với những kiến  thức này sẽ giúp bạn nâng cao hiểu biết chuyên môn về nghề nghiệp của mình trong các lĩnh vực liên quan đến xuất nhập khẩu.