messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Thư bảo lãnh ngân hàng là gì? Có những loại nào?

Để có thể làm tốt vai trò một Chuyên viên Quan hệ Khách hàng, bạn cần nắm vững kiến thức nghiệp vụ. Trong đó, phần kiến thức bảo lãnh ngân hàng là gì cần được làm rõ và hiểu đúng ngay từ ban đầu để khi xử lý công việc được chính xác tuyệt đối. Bài viết dưới đây, UB Academy sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về bảo lãnh Ngân hàng, cùng đón đọc nhé! 

1. Bảo lãnh ngân hàng là gì?

bảo lãnh ngân hàng là gì

Bảo lãnh ngân hàng là gì? Cùng UB Academy tìm hiểu ngay trong bài viết sau

“Bảo lãnh ngân hàng là sự cam kết của bên thứ ba (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) nhằm thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh. Những người làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng dường như đều phải biết đến các thủ tục cũng như điều kiện để thực hiện bảo lãnh ngân hàng là gì. Trong trường hợp cần được tư vấn thực hiện chứng thư bảo lãnh ngân hàng bạn cần gặp trực tiếp các chuyên viên ở ngân hàng mà mình chọn giao dịch để được hỗ trợ nhanh nhất.”

Theo Văn bản pháp luật điều chỉnh hiện tại, Pháp luật Việt Nam đang áp dụng “Thông tư 07/2015/TT-NHNN Quy định về Bảo lãnh Ngân hàng” – Đây chính là văn bản cao nhất và đang có hiệu lực, điều chỉnh trực tiếp hoạt động Bảo lãnh Ngân hàng.

Tham khảo văn bản tại: Thông tư 07/2015/TT-NHNN

Những đặc điểm của bảo lãnh ngân hàng là gì? Ub Academy sẽ phân tích chi tiết đến bạn trong nội dung sau đây: 

  • Bảo lãnh ngân hàng thực tế là giao dịch kép và nó mang tính thương mại đặc thù.
  • Bảo lãnh ngân hàng là loại hình bảo lãnh độc lập
  • Tổ chức bảo lãnh như một nhà kinh doanh ngân hàng với các đối tượng cần được bảo lãnh.
  • Thực hiện bảo lãnh ngân hàng cần hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh/cam kết bảo lãnh. Trong các văn bản hợp đồng sẽ quy định rất rõ các điều khoản liên quan đến từng chủ thể.

Ví dụ về bảo lãnh ngân hàng: 

Người vay vốn làm ăn, ngân hàng được xem là bên bảo lãnh đảm bảo trách nhiệm thanh toán của người đi vay. Nếu người đi vay không thể thanh toán nợ, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm thanh toán cho bên cho vay với số tiền nằm trong phạm vi bảo lãnh.

Tóm lại, nói một cách dễ hiểu thì Bảo lãnh ngân hàng là giao dịch được thực hiện dựa trên chứng thư bảo lãnh ngân hàng được ký và cam kết giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Vậy chứng thư bảo lãnh là gì? Cùng UB Academy tham khảo ngay trong nội dung tiếp theo bên dưới đây. 

2. Thư bảo lãnh ngân hàng là gì?

bảo lãnh ngân hàng là gì

Chứng thư bảo lãnh là gì và chứng thư bảo lãnh gồm những nội dung gì? 

Nói một cách dễ hiểu thì thư bảo lãnh ngân hàng chính là chứng thư cam kết bằng văn bản của các tổ chức tín dụng giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh. Trong văn bản bảo lãnh sẽ bao gồm các nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Người thực hiện bảo lãnh ngân hàng phải nhận nợ và thực hiện nghĩa vụ hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã vay trước đó. 

Trong các chứng thư bảo lãnh ngân hàng, quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng bảo lãnh dựa trên tư cách của nhà kinh doanh ngân hàng nên sẽ không giống với văn bản thực hiện các nghĩa vụ dân sự. Thư bảo lãnh trước khi được thực hiện phía tổ chức ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định các vấn đề liên quan như: Tính hợp pháp – khả thi của dự án cần được bảo lãnh, Năng lực pháp lý của khách hàng, Xác định rõ hình thức bảo bảo, Khả năng tài chính của bên xin bảo lãnh. 

Nếu đồng ý với tất cả các điều khoản, điều kiện giữa đôi bên, ngân hàng sẽ thực hiện ký kết hợp đồng bảo lãnh và thư bảo lãnh.

Hợp đồng cấp bảo lãnh kèm với thư bảo lãnh ngân hàng thực chất là 1 loại hợp đồng kinh tế giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Trong hợp đồng sẽ thể hiện sự ràng buộc về nghĩa vụ tài chính với các thông tin cơ bản về Số tiền và thời hạn bảo lãnh, hình thức bảo lãnh. 

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về định nghĩa thư bảo lãnh ngân hàng là gì. 

3. Các loại bảo lãnh ngân hàng

bảo lãnh ngân hàng là gì

Phân loại bảo lãnh ngân hàng có rất nhiều loại 

Trong nội dung trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu chứng thư bảo lãnh là gì, tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu có những loại bảo lãnh ngân hàng nào tại các đơn vị ngân hàng ở Việt Nam hiện nay: 

  • Theo phương thức phát hành

Nếu phân loại theo phương thức phát hành bảo lãnh ngân hàng sẽ có những loại sau: 

  • Bảo lãnh trực tiếp
  • Bảo lãnh gián tiếp
  • Bảo lãnh được xác nhận
  • Đồng bảo lãnh
  • Theo hình thức sử dụng

Hình thức sử dụng bảo lãnh ngân hàng sẽ có các loại sau đây: 

  • Bảo lãnh có điều kiện đi kèm
  • Bảo lãnh vô điều kiện
  • Theo mục đích sử dụng

Với từng mục đích sử dụng bảo lãnh ngân hàng sẽ có những loại bảo lãnh tương ứng như sau: 

  • Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
    Bảo lãnh thanh toán
  • Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả vốn vay (Bảo lãnh vay vốn)
  • Bảo lãnh dự thầu
  • Bảo lãnh đảm bảo hoàn trả tiền ứng trước
  • Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm theo hợp đồng
  • Bảo lãnh miễn khấu trừ giá trị hoá đơn
  • Các dạng bảo lãnh khác 

Ngoài các loại bảo lãnh ngân hàng cơ bản trên thì còn có các dạng bảo lãnh khác như: 

  • Thư tín dụng dự phòng (L/C)
  • Bảo lãnh thuế quan
  • Bảo lãnh hối phiếu
  • Bảo lãnh phát hành chứng khoán

4. Nguyên nhân hình thành Bảo lãnh Ngân hàng

bảo lãnh ngân hàng là gì

Về bản chất, trong giao dịch thương mại, tồn tại 2 chủ thể chính là BÊN BÁN VÀ BÊN MUA. Mối quan hệ này vẫn diễn ra ổn định, đều đặn và bình thường, cho đến một ngày các chủ đề tham gia đều nhận thấy các vấn đề bất ổn lần lượt phát sinh.

Với bên bán, họ cho rằng rủi ro nằm ở vấn đề sau khi đã giao hàng cho bên mua. Vì nhiều lý do, bên mua chậm thanh toán, thậm chí không thực hiện thanh toán, dẫn đến khả năng mất hàng và mất tiền. Ngoài ra, khả năng nghi ngại bên mua không thực hiện đúng quy định hợp đồng với các điều khoản có liên quan.

Với bên mua, vấn đề phát sinh khi người mua đã thanh toán trước tiền mua hàng (1 phần hay toàn bộ), nhưng người bán không thực hiện giao hàng, không thực hiện đúng quy định hợp đồng. Từ đó dẫn đến rủi ro mất tiền và không có hàng để bán.

Thêm nữa, sau khi nhận hàng, sản phẩm phát sinh lỗi, người bán không thực hiện chế độ bảo hành sản phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đầu ra.

Lưu ý:

Một điều quan trọng, trường hợp bên mua phải tạm ứng hay đặt cọc trước tiền hàng. Được hiểu, Nguồn vốn kinh doanh của bên mua đã bị chiếm dụng bởi các đối tác, ảnh hưởng đến các cơ hội kinh doanh, tham gia đấu thầu, ký kết hợp đồng mới, hay quay vòng vốn.

Như vậy, mỗi chủ thể đều thể hiện sự lo lắng, không tin tưởng đối tác của mình, lo ngại rủi ro bị chiếm dụng vốn hay chiếm đoạt tài sản, nhất là trong các giao dịch ban đầu khi 2 bên đều là đối tác mới, chưa hiểu nhau, không phải là các đối tác truyền thống.

Chính vì vậy, để đảm bảo quyền lợi, rào chắn rủi ro cho cả hai bên, một bên thứ ba đã hình thành với vai trò “Bảo kê”. Có thể hiểu đơn giản, Bảo lãnh Ngân hàng chính là công việc “bảo kê”.

Qua đó, được hiểu 1 trong 2 bên phải có 1 đơn vị Bảo lãnh đứng sau lưng, với vai trò nếu 1 trong 2 bên không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, đơn vị Bảo lãnh sẽ thay thế và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ còn thiếu với bên còn lại.

5. Đối tượng tham gia Bảo lãnh

Thứ 1: Bên bảo lãnh: Là Ngân hàng

Thứ 2: Bên được bảo lãnh (Bên mất Uy tín): Là Khách hàng của ngân hàng, đối tượng phải thực hiện các nghĩa vụ chi trả. (gọi tắt là Khách hàng).

Thứ 3: Bên nhận bảo lãnh (Bên LO): Là các tổ chức, cá nhân trong & ngoài nước có quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của Ngân hàng – chính là đối tác của Khách hàng. (Gọi tắt là Đối tác).

6. Quy trình phát hành bảo lãnh ngân hàng

Chứng thư bảo lãnh là gì và quy trình phát hành thư bảo lãnh gồm những bước nào là chủ đề được các ứng viên vị trí Chuyên viên Quan hệ khách hàng rất quan tâm. Dưới đây là quy trình 6 bước thực hiện phát hành chứng thư bảo lãnh ngân hàng, cùng tham khảo ngay nhé: 

bảo lãnh ngân hàng là gì

Bước 1: Khách hàng Ký kết Hợp đồng với Đối tác về việc thanh toán, xây dựng, dự thầu… Bên đối tác yêu cầu phải có bảo lãnh Ngân hàng
Bước 2: Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh đến Ngân hàng

Trong hồ sơ áp dụng đối với bảo lãnh gồm:

  • Giấy đề nghị bảo lãnh
  • Hồ sơ pháp lý
  • Hồ sơ mục đích
  • Hồ sơ tài chính kinh doanh
  • Hồ sơ Tài sản bảo đảm
Bước 3: Ngân hàng tiến hành thẩm định

Ngân hàng tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung như: Tính đầy đủ hợp pháp, khả thi của dự án bảo lãnh, năng lực pháp lý của KH, hình thức bảo đảm, cũng như tình hình tài chính của Khách hàng xin bảo lãnh.

Nếu đồng ý, Ngân hàng và Khách hàng ký hợp đồng cấp bảo lãnh và thư bảo lãnh.

Hợp đồng cấp bảo lãnh là 1 loại hợp đồng độc lập với hợp đồng kinh tế giữa Khách hàng và Đối tác. Nó thể hiện ràng buộc nghĩa vụ tài chính giữa Ngân hàng và Khách hàng. Nội dung cơ bản của Hợp đồng quy định về Số tiền và thời hạn bảo lãnh, các điều khoản vi phạm hợp đồng Kinh tế của Khách hàng dẫn đến nghĩa vụ chi trả của Ngân hàng cho đối tác, các hình thức bảo lãnh cũng như Phí bảo lãnh, số tiền ký quỹ hay quy định về Tài sản bảo đảm..

Bước 4: Ngân hàng thông báo thư bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh

Thư bảo lãnh quy định rõ ràng các nội dung cơ bản trong Hợp đồng cấp bảo lãnh, tuy nhiên nêu rõ các tài liệu mà bên nhận bảo lãnh cần có để chứng minh sự vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh. Ngoài ra, quy định rõ các hình thức chi trả của Ngân hàng cho bên nhận bảo lãnh như mở thư tín dụng, ký hối phiếu nhận nợ..

Hợp đồng cấp bảo lãnh ký giữa Ngân hàng và Khách hàng (bên được Bảo lãnh)

Thư bảo lãnh là văn bản mà Ngân hàng chuyển qua cho Đối tác (Bên nhận Bảo lãnh)

Bước 5: Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, nếu nghĩa vụ xảy ra
Bước 6: Ngân hàng yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Ngân hàng (trả nợ gốc, lãi, phí)

Trường hợp bên được bảo lãnh Ngân hàng vi phạm nghĩa vụ đã được bảo lãnh, Ngân hàng tiến hành trả thay và tự động hạch toán nợ vay bắt buộc đối với số tiền trả nợ thay theo lãi suất nợ quá hạn của bên được bảo lãnh. Ngân hàng áp dụng biện pháp cần thiết để thu nợ như phát mại Tài sản bảo đảm, trích TK của bên được bảo lãnh, khởi kiện…

7. Phân loại bảo lãnh

Có nhiều cách thức phân loại

  • Phân loại theo đối tượng bảo lãnh: sẽ có bảo lãnh trong nước và bảo lãnh ngoài nước
  • Phân loại theo hình thức sử dụng: Bảo lãnh vô điều kiện và bảo lãnh có điều kiện
  • Phân loại theo phương thức phát hành bảo lãnh: bảo lãnh trực tiếp và bảo lãnh gián tiếp
  • Phân loại theo mục đích: bảo lãnh dự thầu => bảo lãnh thực hiện Hợp đồng => bảo lãnh tạm ứng => bảo lãnh Thanh toán => bảo lãnh bảo hành.

Trên đây là những kiến thức về bảo lãnh Ngân hàng do UB Academy tổng hợp và biên soạn. Hy vọng bạn đã có được câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc bảo lãnh ngân hàng là gì. Để làm tốt vị trí chuyên viên Quan hệ Khách hàng, bạn cần không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức mỗi ngày. Hãy cùng chia sẻ những kiến thức, câu chuyện nghề tại diễn đàn U&Bank và theo dõi tin tức tại Bảng tin UB Academy để học mỗi ngày nhé!