messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Thi Vào Ngân Hàng – Thật Sự Không Hề Khó, Bạn Có Thể Tự Làm Được!

Ngân hàng là một trong những loại hình doanh nghiệp tuyển dụng công khai, minh bạch nhất đến thời điểm hiện tại. Thi vào ngân hàng có thật sự khó không? Bạn có thể tự làm được không? Cùng UB tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

1. Tìm hiểu thi vào ngân hàng

Đỗ vào một Ngân hàng nào đó là ước mơ lớn không chỉ riêng ai. Trên http://ub.com.vn tin tuyển dụng công khai vào các Ngân hàng thường xuyên được cập nhật. Không chỉ thế, quy trình tuyển dụng của các Ngân hàng cũng được công bố rộng rãi để tất cả các ứng viên đều có thể biết và chủ động tham gia, theo dõi.

Thi Vào Ngân Hàng – Thật Sự Không Hề Khó, Bạn Có Thể Tự Làm Được!

Tuy nhiên, để đỗ được vào Ngân hàng, đặc biệt là những Ngân hàng lớn không dễ. Không ít độc giả đọc bài lần từng vài lần thất bại, thậm chí có người đến vài chục lần. Lần thì không qua được vòng gửi xe, CV bị loại ngay từ đầu, lần thì “tạch” vòng thi viết, lần thì cố gắng qua được vòng cv, thi viết, đến được “trận chung kết” – phỏng vấn với hi vọng tràn trề, chắc thắng tới 80%. Nhưng hỡi ôi, đời không như là mơ, bao nhiêu kiến thức chuẩn bị bay sạch, đầu óc bùng nhùng, ra về mà bản thân cũng không nhớ nổi là mình đã nói cái gì, “chém” cái chi… Và rồi, cái gì đến lại đến: Thư cảm ơn – Bạn rất tốt nhưng chúng tôi rất tiếc – chưa có vị trí phù hợp với bạn.

Đắng cay và vật vã, không ít người bỏ cuộc. Không ít người tự đặt câu hỏi: Tại sao bạn bè mình, nhiều thằng/đứa không bằng mình mà nó vào Ngân hàng dễ thế, ngon ơ thế, trông nó lúc nào cũng tênh tênh tự tin thế? Còn mình, cắm đầu cắm cổ, học, học, học mà chả đi đến đâu. Phải chăng tại số trời?

Các cụ nói, học tài thi phận – trong trường hợp này thì có vẻ đúng. Mọi cuộc thi cử dù lớn hay nhỏ đều không nhiều thì ít có sự góp mặt của yếu tố may mắn (hay còn gọi nôm na là số giời). Vậy, may mắn từ đâu mà có? Có bạn bảo: Đơn giản thôi – số “nó” đã may thì nó khắc gặp may  Có thể lắm chứ!

Tuy nhiên, các bạn thân mến, các cụ ta lại có câu: số tại ta – nghĩa là số phận của con người do chính con người ta tạo nên. Phúc bất trùng lai – may mắn không lặp đi lặp lại nhiều lần. Thi vào Ngân hàng cũng vậy. Tuy may mắn là yếu tố có tồn tại nhưng không phải là tất cả.

Hiện nay, các Ngân hàng theo xu hướng hiện đại hóa, “thực dụng hóa” các chính sách và quan điểm về con người nên khi tuyển dụng, ngoài chuyện bằng cấp họ rất coi trọng hình thức, thái độ và khả năng làm việc. Vậy, việc của bạn rất đơn giản, chỉ cần thế hiện mình có đủ các yếu tố trên là được. Thử đi tìm lời giải nhé:

2. Hình thức thi vào ngân hàng

Thi Vào Ngân Hàng – Thật Sự Không Hề Khó, Bạn Có Thể Tự Làm Được!

Chả cần chân dài, chả cần mặt “Vi lai”, chả cần da trắng như trứng gà bóc, chả cần môi đỏ tóc nâu. NH cần một hình thức tóm gọn một từ là: sáng sủa. Thế nào là sáng sủa chắc không cần phải bàn – đừng để nhà tuyển dụng nhìn thấy bạn đầu bù tóc rối, da dẻ nhợt nhạt, quần áo phối kết hợp chả ra sao, giày dép đầy bụi, mùi cơ thể khó ngửi .. là được. Còn chân không dài – chả sao, nhưng phải biết đi dép cao gót – nghĩa là, biết cách đủ để che đi khuyết điểm về hình thế của mình để người đối diện cảm thấy … dễ chịu là được. (riêng với những bạn thi tuyển vị trí GDV thì hầu hết các NH hiện tại cố định chiều cao – nếu Ngân hàng căng dây đo chiều cao – bạn đã cố gắng đi guốc cả găng tay mà vẫn không cao bằng cái dây thì tốt nhất là chọn Ngân hàng khác hoặc Vị trí khác để ứng tuyển nhé).

3. Thái độ khi phỏng vấn thi vào ngân hàng

Thi Vào Ngân Hàng – Thật Sự Không Hề Khó, Bạn Có Thể Tự Làm Được!

Sinh viên giờ, ra trường bằng giỏi, xuất sắc nhiều lắm, các bạn ngày càng giỏi. Đấy là bản lề rất tốt cho các bạn tự tin, nhưng nhớ – tự tin và tự tin thái quá rất gần nhau. Nhiều “diễn giả” nói rằng, thời này công bằng, làm gì có khái niệm xin việc – chúng ta bình đẳng và có quyền mặc cả. Nhiều bạn sinh viên bê nguyên vào cuộc sống, chả có gì trong tay, ngồi mặc cả với nhà tuyển dụng như đúng rồi. Nhà tuyển dụng nào cá tính thì họ còn ok, còn không thì, xin lỗi – hẹn gặp lại bạn lần thứ …n. Vậy đâu là thái độ đúng đắn: Tự tin ở mức độ đủ để trình bày vấn đề một cách mạch lạc, không quá đà, bảo vệ quan điểm một cách mềm dẻo, không “gân cổ” và bảo thủ. Thế là được, túm lại, hình ảnh người con sạch sẽ, lễ phép nhưng tự tin (chứ k ủy mị) sẽ là một mặt tiền rất tốt cho bạn. Các bạn lưu ý: Khi các bạn mở cửa vào phòng phỏng vấn, khi Nhà tuyển dụng nhìn thấy bạn – ngay lập tức có 3 trạng thái tức thời của nhà tuyển dụng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc phỏng vấn, đó là:

  • Loại 1: Nhìn cái muốn ưng luôn: Như trên, với ngoại hình sáng sủa, phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển (VD: ứng tuyển GDV thì phong cách ăn mặc, đầu tóc, thần thái phù hợp với vị trí này – không cần copy y hệt, nhưng đâu đó Nhà tuyển dụng nhìn thấy hình ảnh phù hợp là được), một thái độ lễ phép đủ độ (còn gọi là thái độ cầu thị) và gương mặt tươi sáng, có sức sống, tự tin… Với trường hợp này Nhà tuyển dụng thường hỏi câu hỏi khá dễ và mang tính chất cởi mở, gợi mở tạo điều kiện cho ứng viên. Tuy nhiên nếu những câu đơn giản nhất mà bạn cũng không trả lời được thì trừ một số vị trí chỉ cần hình thức – các vị trí khác khả năng out của bạn vẫn có như thường.
  • Loại 2: Nhìn cái muốn cho out luôn: Đó là những bạn không có bất kỳ yếu tố nào của trường hợp “ưng luôn” – ăn mặc không phù hợp, đầu tóc bù xù, mùi cơ thể nồng nặc, thái độ không phù hợp …. Với trường hợp này một là hỏi vài câu chiếu lệ, hai là hỏi khó và xoáy. Tất nhiên với những vị trí yêu cầu kiến thức chuyên môn, bạn chiến được những câu xoáy thì cũng hoàn toàn có khả năng lật ngược thế cờ.
  • Loại 3: 50/50 – đại đa số chúng ta ở trong loại này: Ở loại này thì cơ bản chúng ta cần thể hiện chúng ta có những thứ phù hợp với vị trí Nhà tuyển dụng đang tìm kiếm là được, vẫn với một thái độ cầu thị, tự tin và thoải mái.

Về cái gọi là: Làm được việc: Muốn biết mình có làm được việc hay không thì việc đầu tiên phải biết là nếu vào chỗ ý thì mình sẽ làm gì. Đi phỏng vấn, nhiều bạn “chém”: em thích vào đây vì e thấy công việc phù hợp …Đến khi người ta hỏi em có biết trong này làm những gì k? Thì lại tịt hoặc ú ớ. Lời khuyên là đừng có chém linh tinh như thế, dễ tử vì “chém” lắm. Để biết họ làm gì, đơn giản, xem mô tả công việc, lên http://ub.com.vn tìm các anh chị làm trong bank ý mà tìm hiểu, tha hồ.

Kết luận

Hãy gạt bỏ tâm lý “học hỏi” đừng có nói với nhà tuyển dụng rằng em vào đây là để học hỏi. Cũng đừng có thể hiện ý đó trên bất kỳ văn bản nào gửi nhà tuyển dụng. NH là ngôi trường lớn, nhưng nó là trường đời, nó cần người làm để tạo ra ngôi trường chứ không cần người vào để học-học xong rồi … chuồn . Nói vui vậy, NH rất cần những người làm việc gắn bó và tâm huyết, vì sao các bạn biết không? Để tuyển được một người, đào tạo làm được việc là cả một quá trình dài rất dài – không phải dễ dàng một sớm một chiều, vì thế, các bạn cứ vào rồi đi, NH buồn lắm!