messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Một số vị trí công việc trong ngân hàng

Tiếp nối phần trước, trong bài viết lần này, UB Academy sẽ mang đến cho các bạn thông tin về một số vị trí công việc trong Ngân hàng. Tham khảo mô tả công việc là cách đơn giản nhất để bạn nhận định về công việc. Đồng thời, bạn có thể xác định bản thân phù hợp hay không khi làm việc tại vị trí đó. 

Chuyên viên/Nhân viên Quan hệ cổ đông

Mô tả công việc Quan hệ cổ đông trong Ngân hàng

  • Tìm kiếm, tổng hợp thông tin; thiết lập, duy trì và phát triển các mạng lưới quan hệ với cổ đông, đối tác, khách hàng, doanh nghiệp; định chế tài chính có liên quan đến quan hệ cổ đông.
  • Thực hiện các nhiệm vụ quản lý quan hệ cổ đông; theo dõi tổng hợp và xác nhận chuyển nhượng cổ phần theo quy định hiện hành và quy trình nội bộ.
  • Thực hiện các thủ tục chuẩn bị và triển khai các công việc như phát hành tăng vốn; trả cổ tức, họp đại hội cổ đông, họp HĐQT; tìm kiếm cổ đông chiến lược và các sự kiện quan hệ cổ đông khác.
  • Thực hiện vai trò trợ lý – thư ký cho Hội Đồng Quản trị theo phân công cụ thể.
  • Thực hiện các công việc hành chính; tổng hợp khác do Hội Đồng Quản trị yêu cầu.
  • Thực hiện các công việc khác do cán bộ quản lý giao.

Chuyên viên/Nhân viên Quan hệ định chế tài chính

Mô tả công việc Quan hệ định chế tài chính trong Ngân hàng

  • Chịu trách nhiệm thực hiện, giám sát, quản lý các công việc trong mảng quan hệ với các đối tác khách hàng là các định chế tài chính.
  • Tìm kiếm, tổng hợp thông tin; thiết lập, duy trì và phát triển các mạng lưới quan hệ với các đối tác, khách hàng là định chế tài chính phục vụ cho các sản phẩm của phòng Đầu tư, Khối nguồn vốn và các phòng ban khác như thanh toán, tài trợ thương mại…
  • Chủ động tìm hiểu, nắm bắt các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng và cơ hội hợp tác giữa Ngân hàng; các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng.
  • Chủ động bán chéo sản phẩm dịch vụ của các phòng ban khác nhau trong ngân hàng.
  • Xây dựng và nâng cao hình ảnh ngân hàng trong quá trình làm việc với khách hàng.
  • Chủ động tìm kiếm và phát triển quan hệ tiềm năng phục vụ cho công tác thu thập thông tin kinh tế và tài chính hỗ trợ cho nghiệp vụ đầu tư kinh doanh của Phòng.
  • Hỗ trợ và thực hiện các công việc quan hệ; hành chính; tổng hợp do HĐQT yêu cầu.
  • Thực hiện vai trò quản lý các mối quan hệ với các định chế tài chính trong các hợp đồng tư vấn, bảo lãnh, cung cấp các sản phẩm dịch vụ của Phòng Đầu tư.
  • Tham gia các công việc hành chính tổng hợp.

Kiểm soát viên kế toán

Mô tả công việc kiểm soát viên kế toán trong Ngân hàng

  • Kiểm soát trước và sau khi hạch toán các chứng từ kế toán: Tiết kiệm; chuyển khoản; thu đổi ngoại tệ; tài khoản (cá nhân, các tổ chức kinh tế)… phát sinh trong ngày.
  • Kiểm soát các chứng từ trên máy tính (duyệt máy).
  • Thực hiện các công việc kế toán cuối ngày, tháng, năm; đối chiếu với sổ sách của bộ phận kho quỹ cân với số tiền mặt tồn kho thực tế để chuẩn bị cho việc khoá sổ sách kế toán.
  • Giải thích hướng dẫn; thu thập thông tin từ khách hàng để nâng cao chất lượng công tác kế toán nói riêng; và công việc của cả phòng nói chung.

Kiểm soát viên nội bộ

Mô tả công việc Kiểm soát viên nội bộ trong Ngân hàng

  • Kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng nhằm phát hiện những thiếu sót; đề xuất ý kiến chấn chỉnh kịp thời góp phần phòng ngừa rủi ro cũng như đảm bảo tính hợp pháp trong hoạt động kinh doanh; tuân thủ các quy chế, quy định của ngân hàng.
  • Lập báo cáo kiểm soát những mặt cần khắc phục; và kiểm tra giám sát việc thực hiện khắc phục của các chi nhánh; trung tâm như trong báo cáo đã nêu ra.
  • Đưa ra những ý kiến nhằm cải tiến và nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các đơn vị.
  • Đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cũng như lợi ích của Ngân hàng trong giao dịch với các đối tác. Soạn thảo các hợp đồng có liên quan.

Chuyên viên Phát triển sản phẩm

Mô tả công việc Phát triển sản phẩm trong Ngân hàng

  • Nghiên cứu và nắm vững cấu trúc hệ thống chính sách; sản phẩm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp hiện có của Ngân hàng để khai thác tối đa tính năng sẵn có.
  • Nghiên cứu những chính sách, sản phẩm ngân hàng đang có tại thị trường nước ngoài; và của các đối thủ cạnh tranh trong nước để đề xuất phát triển sản phẩm mới có thể áp dụng phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng và định hướng chiến lược của Ngân hàng.
  • Xây dựng và phát triển các sản phẩm doanh nghiệp mới; sọan thảo các chính sách liên quan đến khách hàng doanh nghiệp dựa trên kết quả khảo sát và nền tảng công nghệ của Ngân hàng.
  • Đánh giá kết quả thực hiện các sản phẩm đã ban hành để đề xuất, cải tiến.
  • Khảo sát nhu cầu thị trường về dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp. Từ đó thiết lập các chương trình phát triển sản phẩm doanh nghiệp phù hợp.
  • Phối hợp với các đơn vị bán thúc đẩy doanh thu trong các mảng sản phẩm liên quan đến khách hàng doanh nghiệp.
  • Nghiên cứu, cập nhật các văn bản pháp quy, chính sách của Nhà nước về hoạt động tín dụng, thương mại; quản lý rủi ro để xây dựng ban hành và điều chỉnh các văn bản, quy định, hướng dẫn của Ngân hàng phù hợp với pháp luật; và chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.

Chuyên viên kinh doanh và Phát triển thị trường

Mô tả công việc kinh doanh và phát triển thị trường trong Ngân hàng

  • Xây dựng và mở rộng các mối quan hệ với các hiệp hội, tổ chức liên quan để mang tới các đầu mối khách hàng doanh nghiệp như hiệp hội ngành; sở Kế họach đầu tư; sở Công thương; cơ quan thuế…
  • Xây dựng danh mục các ngành nghề mục tiêu; và danh sách các khách hàng tiềm năng cho toàn bộ hệ thống khách hàng doanh nghiệp.
  • Nghiên cứu, cung cấp thông tin về thị trường phục vụ cho việc xây dựng chiến lược và định hướng phát triển khách hàng doanh nghiệp; và nhu cầu thẩm định theo yêu cầu của các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng.
  • Soạn thảo các bản tin ngành định kỳ.
  • Chuẩn bị, tổ chức các chương trình ra mắt sản phẩm mới; thực hiện các hoạt động quan hệ công chúng phục vụ phát triển sản phẩm theo sự phân công của Lãnh đạo phòng.
  • Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động bán sản phẩm ngân hàng doanh nghiệp trên toàn hệ thống.
  • Khách hàng doanh nghiệp và nhu cầu thẩm định theo yêu cầu của các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng.
  • Soạn thảo các bản tin ngành định kỳ.
  • Chuẩn bị, tổ chức các chương trình ra mắt sản phẩm mới; thực hiện các hoạt động quan hệ công chúng phục vụ phát triển sản phẩm theo sự phân công của Lãnh đạo phòng.
  • Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động bán sản phẩm ngân hàng doanh nghiệp trên toàn hệ thống.

Tham khảo thêm: Mô tả một số vị trí công việc trong Ngân hàng

Chuyên viên Khách hàng doanh nghiệp lớn

Mô tả công việc Chuyên viên Khách hàng doanh nghiệp lớn trong Ngân hàng

  • Xây dựng chiến lược khách hàng doanh nghiệp lớn; cơ cấu, mô hình họat động, chính sách…
  • Phối hợp với Phòng quản trị sản phẩm xây dựng các gói sản phẩm phù hợp và các giải pháp cho khách hàng lớn.
  • Phối hợp với các đơn vị thực hiện bán với khách hàng doanh nghiệp lớn.
  • Chăm sóc các khách hàng hiện tại và bán chéo các sản phẩm tín dụng và phi tín dụng.
  • Thực hiện các chương trình nhằm đẩy mạnh hoạt động khách hàng doanh nghiệp lớn.
  • Tìm kiếm và tiếp cận các dự án trung dài hạn.

Chuyên viên quản lý tiền tệ và Tài trợ thương mại

Mô tả công việc quản lý tiền tệ và Tài trợ thương mại trong Ngân hàng

  • Tham gia xây dựng các kế hoạch, chương trình phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế; thanh toán trong nước; tài trợ xuất nhập khẩu; tài trợ thương mại trong nước; các sản phẩm quản lý tiền tệ.
  • Triển khai kế hoạch bán hàng các sản phẩm thanh toán quốc tế (LC, nhờ thu, TT); tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại trong nước (tài trợ nhà cung cấp, tài trợ nhà phân phối); quản lý tiền tệ… và các sản phẩm khác liên quan. Thực hiện hỗ trợ các chi nhánh triển khai các hoạt động thanh toán toán quốc tế; thanh toán trong nước; tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại trong nước; các sản phẩm quản lý tiền tệ.
  • Quản lý theo danh mục các sản phẩm liên quan.

Chuyên viên thẩm định và Quản lý rủi ro tín dụng

Mô tả công việc thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng trong Ngân hàng

  • Gặp gỡ khách hàng; nghiên cứu hồ sơ; chất vấn chuyên viên khách hàng; lập báo cáo tái thẩm định; đệ trình lên cấp có thẩm quyền xem xét và phê duyệt các khoản vay món thuộc hạn mức tín dụng, các khoản hạn mức tín dụng ngắn hạn.
  • Thực hiện tái thẩm định tất cả các khoản cho vay thể nhân theo sản phẩm; các khoản vay ngắn hạn; chiết khấu, mở L/C; bảo lãnh thuộc hạn mức khách hàng đã được cấp có thẩm quyền duyệt hạn mức.
  • Trực tiếp cùng Chuyên viên Khách hàng tiến hành định giá tài sản thế chấp; hoặc tái thẩm định các khoản định giá tài sản thế chấp theo quy định.
  • Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu của cấp phê duyệt đối với các khoản vay. Kịp thời phát hiện những vi phạm và các dấu hiệu ảnh hưởng đến mức độ an toàn của khoản vay; trình cấp có thẩm quyền xử lý.
  • Ghi nhớ và thấu hiểu các chính sách tín dụng của Ngân hàng; thực hiện thẩm định tuân thủ các chính sách và có thể diễn giải nội dung áp dụng chính sách tín dụng vào hồ sơ cụ thể.
  • Hiểu rõ về các sản phẩm phục vụ khách hàng doanh nghiệp; và các rủi ro tiềm ẩn của sản phẩm để đảm bảo nội dung chất lượng của công tác thẩm định.

Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp

Mô tả công việc chuyên viên khách hàng doanh nghiệp trong Ngân hàng

  • Trực tiếp phỏng vấn khách hàng để thu thập các thông tin cần thiết.
    Căn cứ vào các quy trình nghiệp vụ; quy định, kinh nghiệm tiến hành thẩm định hồ sơ của khách hàng (xem xét tình trạng tài chính; đánh giá tài sản; các báo cáo tài chính…); phát hiện ra những thiếu sót không phù hợp với yêu cầu. Trên cơ sở đó yêu cầu khách hàng bổ sung cho hoàn chỉnh; xác định mức cho vay; mức phí thanh toán; bảo lãnh hợp lý.
  • Phối hợp cùng với Chuyên viên Phân tích và Hỗ trợ Kinh doanh định giá tài sản đảm bảo.

Trên đây là những mô tả ngắn gọn về các vị trí công việc khác nhau tại Ngân hàng. HI vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về bộ máy vận hành cơ bản của một Ngân hàng. Đừng quên theo dõi Chuyên mục Điểm tin UB AcademyDiễn đàn U&Bank để cập nhật tin tức nhanh nhất về ngành.