messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Hướng dẫn thẩm định tư cách và khả năng tài chính của Khách hàng Doanh nghiệp

Thẩm định Khách hàng Doanh nghiệp là bước rất quan trọng trong quy trình nghiệp vụ. Nếu làm tốt bước thẩm định này, bạn sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Việc thẩm định

Thẩm định Khách hàng Doanh nghiệp là bước rất quan trọng trong quy trình nghiệp vụ. Nếu làm tốt bước thẩm định này, bạn sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro cho Ngân hàng.

Việc thẩm định khách hàng và phân tích hồ sơ và phương án vay vốn do chuyên viên phân tích tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện với sự phối hợp của chuyên viên khách hàng có liên quan. Mục đích của việc thẩm định khách hàng và phương án vay vốn là đánh giá khả năng hoàn vốn vay cho Ngân hàng trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá một cách toàn diện chính xác về khách hàng.

Việc quyết định cho vay sẽ dẫn đến rủi ro, nếu nội dung thẩm định không chi tiết, đầy đủ, việc đánh giá phân tích khách hàng không khách quan và chính xác, từ đó dẫn đến các quyết định sai lệch của cấp Lãnh đạo phê duyệt đối với khách hàng và gây ra rủi ro cho Ngân hàng.

Tuỳ theo khách hàng và phương án vay vốn, khi thẩm định, Chuyên viên phân tích tín dụng có thể sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau: xem xét trên hồ sơ, gặp gỡ trao đổi trực tiếp với khách hàng, xuống kiểm tra thực tế tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kết hợp với các nguồn thông tin khác như: từ bạn hàng; đối thủ cạnh tranh; các cơ quan quản lý; các ngân hàng thông qua mối quan hệ và qua CIC; khách hàng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ…. để đánh giá khách hàng được chính xác, khách quan. Trong các trường hợp phức tạp, Chuyên viên phân tích tín dụng có thể làm tờ trình báo cáo Ban Tổng giám đốc, Giám đốc Chi nhánh thuê các cơ quan tư vấn thực hiện việc thẩm định. Nội dung của thẩm định khách hàng gồm:

THẨM ĐỊNH TƯ CÁCH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

  • Thẩm định tư cách khách hàng: Trên cơ sở các hồ sơ do khách hàng cung cấp, Chuyên viên phân tích tín dụng có trách nhiệm tìm hiểu tư cách của khách hàng như có đủ năng lực dân sự, năng lực hành vi dân sự hay không, được thành lập và hoạt động có đúng quy định không, người đại diện pháp nhân đã đúng thẩm quyền chưa… và đối chiếu với các qui định của pháp luật hiện hành để xem xét khách hàng có đủ điều kiện kinh doanh và vay vốn hay không.
  • Đánh giá uy tín, năng lực và tư cách của người vay vốn hoặc người đại diện pháp nhân: cần tìm hiểu rõ về người vay vốn (hoặc người đại diện pháp nhân), về các khía cạnh: tư cách đạo đức, trình độ và kinh nghiệm quản lý, các chức vụ đã trải qua, tác phong lãnh đạo và uy tín trong quan hệ với các ngân hàng cũng như với các đối tác khác trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên việc tìm hiểu cần tiến hành khéo léo và tế nhị.
  • Xem xét lịch sử hình thành và quá trình phát triển của doanh nghiệp để rút ra những điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng.

Hướng dẫn thẩm định tư cách và khả năng tài chính của Khách hàng Doanh nghiệp

THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

Mục tiêu của phần thẩm định này là tìm hiểu và làm rõ các khía cạnh liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh của khách hàng một cách đầy đủ nhất để từ đó có kết luận về tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng như lĩnh vực kinh doanh có phù hợp với tình hình hiện tại và tương lai, chủng loại sản phẩm sản xuất hoặc dịch vụ dùng cho đối tượng tiêu thụ nào, khả năng phát triển thị trường và đối thủ cạnh tranh từ đó đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của khách hàng để có quyết định cho việc cấp tín dụng một cách chính xác.

Việc đánh giá cần phải xem xét các khía cạnh sau:

  • Lĩnh vực kinh doanh: Cần xem xét lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, hiểu biết và kinh nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực đó (thường được thể hiện bằng các hợp đồng đã thực hiện hoặc doanh số của hoạt động kinh doanh này), những ưu thế của khách hàng trong lĩnh vực đó. Nếu là lĩnh vực kinh doanh mới cần tìm hiểu khả năng cạnh tranh hoặc khả năng chiếm lĩnh thị trường hoặc khả năng bán hàng…. của khách hàng vay vốn.
  • Sản phẩm: Khách hàng sản xuất, kinh doanh mặt hàng gì, nhu cầu của xã hội về loại mặt hàng đó tại thời điểm xem xét và có thể dự báo trong tương lai, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, kinh nghiệm của khách hàng trong sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó. Ưu thế của sản phẩm mà khách hàng đang kinh doanh so với các đối thủ khác như thế nào, kể cả phương thức bán hàng.
  • Thị trường: Tìm hiểu các thị trường chính và đối tác của doanh nghiệp (đầu vào và đầu ra), phương thức bán hàng và định hướng mở rộng thị trường trong tương lai, các hình thức hỗ trợ khách hàng, đại lý.
  • Đối thủ cạnh tranh: Xem xét các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp, các lợi thế và hạn chế của doanh nghiệp so với các đối thủ.
  • Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp để thực hiện 4 điểm nêu trên như cách tổ chức các phòng ban, chức năng và quyền hạn của từng phòng ban, phương thức quản lý…..
  • Thiết bị, công nghệ: Đối với các doanh nghiệp sản xuất phải xem xét đến công nghệ sản xuất đang sử dụng thuộc loại công nghệ nào, những ưu nhược điểm của Công nghệ đó, máy móc thiết bị ra sao có đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng, của thị trường về mẫu mã, chất lượng, số lượng không.

Khi đánh giá tình hình sản xuất của khách hàng phải so sánh với các doanh nghiệp khác cùng loại và với chính khách hàng trong các giai đoạn trước để thấy được những thành công, hạn chế của khách hàng trong thời gian qua, nguyên nhân dẫn đến sự thành công hay hạn chế đó từ đó đánh giá khả năng phát triển của khách hàng trong thời gian tới.

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

Việc đánh giá khách hàng theo góc độ định tính là nhằm tìm hiểu ý muốn hoàn trả của người vay. Còn mục đích của việc phân tích tài chính của khách hàng là xem xét khả năng thực tế của doanh nghiệp về tiềm lực tài chính, trên cơ sở đó đánh giá được khả năng của khách hàng về nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn chiếm dụng và vốn vay, hàng hoá tồn kho, cơ cấu tài sản lưu động và cố định đến thời điểm hiện tại là phân tích định lượng, từ đó có kết luận về thực trạng khách hàng có khả năng hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng hay không.

Tình hình tài chính phải được xem xét một cách tỷ mỉ và có hệ thống ít nhất trong hai năm liên tục (trừ trường hợp khách hàng mới thành lập) để rút ra kết luận tình hình tài chính có lành mạnh hay không. Khi phân tích tình hình tài chính của khách hàng thường xét đến các chỉ tiêu đã nêu tài bài viết Hướng dẫn phân tích các chỉ số tài chính của Khách hàng Doanh nghiệp

THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN KINH DOANH – MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN

Mục đích của việc thẩm định phương án kinh doanh, hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh là nhằm đánh giá khách hàng có khả năng thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh/kế hoạch kinh doanh hay không, phương thức thực hiện như thế nào, hiệu quả ra sao. Khách hàng có trả được nợ hay không, có nguồn trả nợ thực tế hay không phụ thuộc vào việc có thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh hay không. Do đó thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng là việc hết sức quan trọng đối với công tác cho vay của Ngân hàng.

Việc thẩm định phương án sản xuất kinh doanh cụ thể như sau:

Xem xét đối tượng cho vay

Theo quy định của pháp luật, ngân hàng được phép cho vay tất cả các đối tượng, các giao dịch mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, trong thực tế có rất nhiều đối tượng cho vay không tạo ra hiệu quả trực tiếp (ví dụ như chi phí hoa hồng, môi giới, lệ phí hải quan, tiền phạt…) hoặc không nằm trong chi phí thực mà khách hàng phải bỏ ra để thực hiện phương án (như khấu hao tài sản cố định, thuế thu nhập…) hoặc không nằm trong định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng như cho vay sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản… Do vậy khi thẩm định cho vay, Chuyên viên phân tích tín dụng phải xem xét đối tượng cho vay đó có tạo ra hiệu quả trực tiếp không, có phải là chi phí thực mà doanh nghiệp phải bỏ ra khi thực hiện phương án kinh doanh hay không và có nằm trong lĩnh vực mà Ngân hàng cho vay không.

Phân tích Các yếu tố đầu vào

  • Đối với các phương án kinh doanh thương mại

Các yếu tố đầu vào được thể hiện qua các hợp đồng, báo giá, biên bản xét thầu. Trên cơ sở hồ sơ do khách hàng cung cấp kết hợp với tìm hiểu trên thị trường, Chuyên viên phân tích tín dụng phải đánh giá số lượng, chủng loại, đơn giá, chất lượng sản phẩm hàng hoá, điều khoản về thời hạn giao hàng và phương thức thanh toán của Hợp đồng nhằm phát hiện những điều kiện bất lợi trong hợp đồng để tư vấn cho khách phương án tối ưu, hoặc những trường hợp khách hàng tăng/giảm chi phí một cách giả tạo.

  • Đối với các phương án sản xuất hoặc thi công xây dựng:

Xem xét uy tín của người cung cấp, số lượng, chất lượng của nguyên liệu có phù hợp với yêu cầu của sản phẩm hay không, định mức hao phí nguyên vật liệu, phương thức thanh toán, thời hạn giao hàng, (điều này đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo hình thức gia công).

Hướng dẫn thẩm định tư cách và khả năng tài chính của Khách hàng Doanh nghiệp

Phân tích yếu tố đầu ra

  • Đối với các phương án kinh doanh thương mại

Xem xét khả năng tiêu thụ trên các phương diện hàng hoá, chất lượng, giá cả so với mặt bằng thị trường tại thời điểm đó. Những trường hợp khách hàng đã có hợp đồng đầu ra thì cần xem xét kỹ nội dung hợp đồng và hình thức của hợp đồng đặc biệt là các điều khoản về hàng hoá, chất lượng, hiệu lực hợp đồng, thời hạn giao hàng, điều khoản thanh toán. Những trường hợp chưa có hợp đồng đầu ra, cần phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng đó trên thị trường, tình hình tồn kho, phương thức bán hàng và khả năng bán hàng của khách hàng để đánh giá khả năng tiêu thụ và phải đặc biệt lưu ý phân tích kỹ những trường hợp khách hàng mới kinh doanh mặt hàng đó, chưa có kinh nghiệm.

Ngoài ra, nếu bán hàng trả chậm hoặc thanh toán sau, chuyên viên tín dụng còn cần phân tích độ uy tín về thanh toán của khách hàng mua.

  • Đối với các phương án sản xuất hoặc thi công xây dựng

Phải đánh giá khả năng tổ chức sản xuất và tiêu thụ, hoặc thi công của khách hàng, bao gồm xem xét công suất, năng lực sản xuất, thi công của doanh nghiệp. Kế hoạch và tiến độ sản xuất, thi công. Các chính sách, phương thức bán hàng tiêu thụ sản phẩm. Sản lượng, doanh số bán hàng của loại sản phẩm đó hàng tháng cũng như trong thời kỳ trước đó và dự kiến tình hình tiêu thụ trong thời gian tới.