messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Kiểm Toán Hoạt Động Và Những Khái Niệm Cơ Bản

“Kiểm toán hoạt động” có lẽ là một thuật ngữ không còn xa lạ đối với những người làm ở bộ phận kiểm toán của các doanh nghiệp hoặc các công ty.Loại hình kiểm toán này thường được sử dụng với mục đích nhằm để kiểm tra và đánh giá về tính kinh tế hiệu quả cũng như hiệu lực trong các hoạt động liên quan đến quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công của một doanh nghiệp. Chính vì vậy nên hoạt động này đang dần cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của mình.Trong bài viết dưới đây, UB Academy sẽ chia sẻ và tổng hợp cho các bạn những thông tin liên quan đến kiểm toán hoạt động nhé.

KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

1. Khái niệm kiểm toán hoạt động

Kiểm toán hoạt động được hiểu là một loại hình kiểm toán được sử dụng để kiểm tra và đánh giá một số các tính chất như tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong quá trình quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công của đơn vị. Cụ thể thì các hoạt động này tập trung vào việc xem xét cũng như đánh giá khách quan xem các chương trình, các hoạt động, các đơn vị, các thể chế, các nguồn công quỹ hiện tại đang hoạt động như thế nào. Nếu tốt thì có thể tiếp tục duy trì và nếu như chưa tốt thì có thể cải tiến.

KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

Kiểm toán hoạt động kiểm tra và đánh giá một số các tính chất của đơn vị

Công việc này thường sẽ do các kiểm toán viên nhà nước đảm nhiệm. Các kiểm toán viên này sẽ có nhiệm vụ đối chiếu với các kết quả thực hiện trước đó để xem có phù hợp với các tiêu chí đã đặt ra hay không. Ngoài ra cũng sẽ phân tích đối với những trường hợp bị sai lệch so với tiêu chí xem Nguyên nhân là ở đâu và cách khắc phục như thế nào. 

2. Khái quát về kiểm toán hoạt động

Nếu như bạn cảm thấy khái niệm về kiểm toán hoạt động quá phức tạp thì sau đây UB Academy sẽ khái quát cho bạn về kiểm toán hoạt động để dễ nhớ hơn.

Trước hết thì bạn cần phải hiểu rằng kiểm toán hoạt động được sinh ra với mục đích truyền tải các kiến thức mới hoặc đưa ra các phân tích, các kiến nghị nhằm cải thiện hoặc gia tăng giá trị cho mỗi doanh nghiệp dưới nhiều phương thức khác nhau:

  • Lập luận dựa trên các hiểu biết thấu đáo để phân tích cơ sở nhằm đưa ra các ý kiến mới sâu hơn và rộng hơn.
  • Hỗ trợ cho các bên liên quan sẽ có thể dễ dàng hơn trong quá trình tiếp cận thông tin mới.
  • Kiểm toán hoạt động đưa ra các kiến nghị nhằm cải thiện các tính chất nhưng vẫn phải dựa trên các kết quả đã phân tích từ phát hiện kiểm toán trước đó.
  • Đưa ra các kết luận độc lập và có đầy đủ căn cứ dựa trên các bằng chứng của kiểm toán.
  • Tuân thủ về các nguyên tắc liên quan đến kinh tế, hiệu quả và hiệu lực.

KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

Chú ý các nguyên tắc liên quan đến tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực

Ngoài ra thì bạn cũng cần phải tiếp cận với những nguyên tắc liên quan đến tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực như sau:

  • Đối với tính kinh tế thì nguyên tắc sẽ luôn luôn hướng đến việc tối thiểu hóa chi phí của nguồn lực nhưng vẫn phải đảm bảo được chất lượng của nguồn lực này. Kiểm toán hoạt động yêu cầu nguồn lực sẽ phải đảm bảo đúng thời điểm đúng số lượng và chất lượng cũng như mức giá ổn định và tốt nhất. Nguồn lực đầu vào là yếu tố quan trọng nhất của tính kinh tế.
  • Đối với tính hiệu quả thì nguyên tắc sẽ luôn luôn hướng đến việc tối đa hóa đầu ra dựa trên các cơ sở liên quan đến nguồn lực đã được sử dụng. Ngoài ra thì cũng hướng đến mục đích sẽ tối thiểu hóa được nguồn lực sử dụng nhằm tạo ra được sản phẩm đầu ra tốt nhất. Mối quan tâm lớn nhất của tính hiệu quả sẽ là mối quan hệ giữa nguồn lực sử dụng và đầu ra liên quan trực tiếp đến số lượng, chất lượng và thời gian.
  • Đối với tính hiệu lực thì nguyên tắc sẽ luôn luôn hướng đến việc đạt được đúng các mục tiêu đã đề ra và kết quả đều nằm trong dự tính.

3. Mục đích của kiểm toán hoạt động

Mục đích lớn nhất của kiểm toán hoạt động chính là thúc đẩy các hoạt động quản trị để đảm bảo các tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực. Ngoài ra còn góp phần cải thiện thêm trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của các quá trình này. 

Vậy kiểm toán hoạt động làm cách nào để có thể tăng cường được trách nhiệm giải trình? Tất cả đều sẽ hướng đến bằng cách hỗ trợ những người có trách nhiệm liên quan đến quản trị và giám sát. Việc đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực thông qua việc kiểm tra và thực hiện các quyết định cũng như các quy định của cơ quan lập pháp và hành pháp. Các yếu tố khác cần phải xem xét thông qua việc kiểm tra này sẽ là các thiếu sót vẫn còn tồn tại trong hệ thống chính sách hoặc các quy định hiện hành đang có nguy cơ hoặc đã làm cản trở việc đạt được các mục tiêu cụ thể. Kiểm toán hoạt động sẽ luôn tập trung vào những lĩnh vực có khả năng cải thiện cao nhất và những lĩnh vực này sẽ đem lại nhiều giá trị cho phía công chúng và xã hội nhất. Bên cạnh đó thì kiểm toán hoạt động cũng sẽ luôn khuyến khích theo hướng tích cực đối với những bên chịu trách nhiệm để cải thiện tình hình.

KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

Mục tiêu của kiểm toán không chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp mà còn là cả xã hội

Còn lại đối với trường hợp tăng cường tính minh bạch thì hoạt động này sẽ cung cấp cho người sử dụng báo cáo kiểm toán các hoạt động liên quan đến công tác quản lý và kết quả đầu ra của các chương trình và các đơn vị. Nhiều việc này mà chúng có thể góp phần đem lại nhiều thông tin hữu ích hơn cho phía công chúng và cải thiện được tình hình xã hội cũng như hỗ trợ cho những đối tượng phải chịu trách nhiệm tiếp thu tốt hơn. Lưu ý thêm rằng hoạt động này hoàn toàn không bị ràng buộc trong việc đưa ra quyết định liên quan đến kiểm toán hoạt động. Hoạt động này cũng sẽ không bị hạn chế đối với việc công khai các phát hiện.

4. Đặc điểm của kiểm toán hoạt động

KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

Trong quá trình kiểm toán hoạt động thì bạn cần phải lưu ý một số các đặc điểm nổi bật như sau:

  • Trong một cuộc kiểm toán hoạt động thì sẽ không nhất thiết phải đưa ra các kết luận liên quan đến cả ba tính chất. Mục tiêu của một cuộc kiểm toán như vậy thì sẽ chỉ hướng đến một trong ba hoặc hai trong ba hoặc cả ba. Nhưng vẫn sẽ dựa trên mối quan hệ giữa chúng khi xem xét một cách riêng biệt từng yếu tố.
  • Thông thường thì những cuộc phân tích như vậy đều sẽ liên quan đến các điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo được việc duy trì các tính chất quan trọng. Những điều kiện để được thực hiện sẽ liên quan đến các thông lệ thực hành quản lý tốt và các thủ tục đảm bảo được đầu ra.
  • Mỗi lần các cuộc kiểm toán này được đưa ra thì không kỳ vọng vào việc đưa ra ý kiến tổng quát về việc đạt được các tính chất quan trọng ở phạm vi của toàn bộ đơn vị được kiểm toán. Lưu ý rằng kiểm toán hoạt động khác hoàn toàn so với kiểm toán tài chính trong việc đưa ý kiến.
  • Đặc điểm quan trọng tiếp theo của kiểm toán hoạt động đó là không quá chú trọng vào các mong muốn hay các yêu cầu cụ thể mà có thể linh hoạt khi đưa ra các ý kiến kiểm toán. Ngoài ra thì các kiểm toán viên cũng sẽ thoải mái trong việc chọn chủ đề đối tượng và phương pháp kiểm toán.
  • Kiểm toán hoạt động không cần thiết phải thực hiện định kỳ nhưng phải có phạm vi rộng và dựa trên nhiều nền tảng kiến thức đa dạng.
  • Tất cả các hoạt động của đối tượng được kiểm toán theo quy định của pháp luật thì đều phải được chủ động kiểm tra.

5. Các yếu tố của kiểm toán hoạt động

Sau khi đã tìm hiểu về những đặc điểm và những nội dung chính liên quan đến kiểm toán hoạt động thì UB Academy sẽ tiếp tục gửi đến bạn về những yếu tố để cấu thành nên kiểm toán hoạt động đã được quy định tại CMKTNN 100. Đây là những nguyên tắc cơ bản nằm trong hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước và những chuẩn mực này sẽ hỗ trợ cho một cuộc kiểm toán hoạt động có các khía cạnh rõ ràng hơn: 

5.1. Ba bên liên quan

Ba bên liên quan được nhắc đến trong kiểm toán hoạt động ở đây là Kiểm toán nhà nước, Đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán và Đối tượng phải chịu trách nhiệm liên quan đến chủ đề của kiểm toán:

  • Kiểm toán nhà nước

Kiểm toán nhà nước là cơ quan chính thức do quốc hội thành lập. Cơ quan này hoạt động hoàn toàn độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nhiệm vụ chính của kiểm toán nhà nước là thực hiện kiểm toán liên quan đến việc quản lý cũng như việc sử dụng tài chính, tài sản công của các đơn vị. Đơn vị này sẽ được toàn quyền trong việc lựa chọn chủ đề kiểm toán cũng như xác định tiêu chí kiểm toán phù hợp nhưng đương nhiên sẽ chỉ nằm trong phạm vi quyền hạn đã được quy định bởi Luật kiểm toán nhà nước. Ngoài ra thì cơ quan này cũng sẽ là đơn vị trực tiếp xác định xem đối tượng sẽ phải chịu trách nhiệm liên quan đến chủ đề kiểm toán là gì và đối tượng nào sẽ sử dụng báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên lưu ý rằng kiểm toán viên nhà nước thì hoàn toàn không có trách nhiệm phải thực hiện thay cho đối tượng chịu trách nhiệm.

  • Đối tượng chịu trách nhiệm liên quan đến chủ đề kiểm toán

Nói mà cách đơn giản hơn thì đối tượng này là những cá nhân hoặc Những tổ chức phải chịu trách nhiệm liên quan đến chủ đề kiểm toán về nhiều mặt khác nhau. 

Ví dụ: Trách nhiệm phải thực thi kiến nghị kiểm toán, trách nhiệm cung cấp bằng chứng cho kiểm toán viên nhà nước,…

  • Đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán

Hiệp một cách đơn giản thì đây là những cơ quan hoặc những cá nhân sẽ sử dụng báo cáo kiểm toán về để kiểm toán của nhà nước dựa trên quy định của hiến pháp và pháp luật. Đối tượng này sẽ phải chịu trách nhiệm liên quan đến chủ đề kiểm toán.

KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

Cần phân biệt giữa ba bên liên quan đến kiểm toán hoạt động để tránh nhầm lẫn

5.2. Chủ đề, mục tiêu, nội dung và tiêu chí khi kiểm toán

Chủ đề của kiểm toán hoạt động thì không giới hạn trong bất cứ chương trình hay đơn vị hoặc thể chế nào đó mà có thể gồm các tình huống có sẵn hoặc các hoạt động khác nhau. 

Ví dụ: Hoạt động hỗ trợ tài chính thông qua quỹ tài chính của nhà nước,….

Mục tiêu kiểm toán thông thường sẽ là những câu hỏi liên quan đến chủ đề kiểm toán và người trả lời sẽ là các kiểm toán viên nhà nước. Ngoài ra thì cũng sẽ đặt ra một số các giả thuyết liên quan đến quá trình thu nhập và phân tích bằng chứng kiểm toán. Mục tiêu này cần phải dựa trên những đánh giá có căn cứ và mang tính khách quan để tăng thêm giá trị cho cuộc kiểm toán.

Nội dung kiểm toán thì sẽ được xác định theo mục tiêu kiểm toán và mục đích của vấn đề này là nhằm thiết lập nên cấu trúc cho một cuộc kiểm toán và định hướng các vấn đề cần kiểm tra, đánh giá. 

Với những người làm ở vị trí kiểm toán viên nhà nước thì cần phải lựa chọn những tiêu chí kiểm toán thật phù hợp cho từng cuộc kiểm toán hoạt động dựa trên các khía cạnh quan trọng. 

Chắc hẳn qua bài viết trên các bạn đã nắm được những thông tin quan trọng liên quan đến kiểm toán hoạt động của nhà nước. Dù bạn làm ở bất cứ vị trí nào thì việc nắm bắt được các thông tin liên quan đến kiểm toán cũng rất quan trọng. Kiểm toán không chỉ giúp ngân sách và nguồn tài nguyên của một tập thể được sử dụng hiệu quả hơn mà còn tránh tình trạng gây ra lãng phí. Bên cạnh đó thì các chương trình cần phải chi tiêu của nhà nước cũng sẽ được xem xét một cách kĩ càng và thực sự đem lại lợi ích lớn cho nhân dân. Đừng quên theo dõi chuyên mục Điểm tin UB AcademyDiễn đàn U&Bank để cập nhật tin tức mới nhất về ngành Tài chính – Ngân hàng nhé!