messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

IRR Là gì? Công thức và cách tính tỷ suất hoàn vốn nội bộ

Trong bài viết này UB Academy sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về định nghĩa của IRR là gì và phân tích các ý nghĩa & vai trò của chỉ số tỷ suất hoàn vốn nội bộ này đối với doanh nghiệp. Cùng đọc bài viết bên dưới để có thêm được nhiều kiến thức và hiểu biết về chủ đề này nhé! 

1. IRR là gì?

Rất nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ thuật ngữ IRR là gì. UB Academy sẽ chia sẻ đến bạn định nghĩa chi tiết và chính xác nhất về thuật ngữ này trong nội dung sau:

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR là kí tự viết tắt của Internal Rate of Return. Chỉ số IRR được hiểu là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ và cũng chính là mức tỷ lệ lợi nhuận của một doanh nghiệp. Chỉ số này giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả đầu tư, ước tính khả năng sinh lời của các khoản đầu tư và tính toán & cân đối ngân sách đầu tư cho doanh nghiệp để đạt hiệu quả tốt nhất. 

IRR được phân tích là tỷ suất lợi nhuận kép dự kiến sẽ đạt được hằng năm trên một khoản đầu tư. 

Tính IRR giúp các doanh nghiệp sẽ đo lường được nguồn lợi, doanh thu đạt được sau khi đã tính toán khấu chi số vốn đã bỏ ra ban đầu.

Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp đo lường được chỉ số IRR 10% thì có nghĩa là doanh nghiệp đó đã tạo ra tỷ suất lợi nhuận hàng năm là 10%  trong suốt vòng đời của nó. 

Tóm lại, IRR là tỷ suất hoàn vốn nội bộ và nó có thể được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau như tỷ lệ hoàn vốn hoàn tiền chiết khấu. Trong công thức IRRchỉ đề cập đến yếu tố nội bộ của doanh nghiệp, không đề cập đến các vấn đề bên ngoài như lạm phát hay chi phí vốn. 

2. Ý nghĩa của tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

IRR là gì? Phương pháp tính IRR

Cách tính IRR giúp doanh nghiệp xác định được tính khả thi của dự án

Trong nội dung này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa của chỉ số hoàn vốn nội bộ IRR là gì. Việc xác định đúng & đầy đủ các ý nghĩa của chỉ số IRR sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện việc phân tích, đo lường, tính IRR được tỉ mỉ, chuẩn xác hơn. 

IRR thực tế là một công cụ số liệu tính toán lợi nhuận có thể được sinh ra từ dự án đầu tư. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR lớn hơn hoặc bằng số vốn bỏ ra thì dự án có khả năng mang đến lợi nhuận. Vì thế, việc tính chỉ số IRR là cơ sở để Doanh nghiệp đưa ra quyết định có nên đầu tư vào dự án đó hay không. Với những doanh nghiệp có nhiều dự án, việc xác định được tỷ suất hoàn vốn nội bộ giúp các doanh nghiệp chọn được dự án có khả năng sinh lời cao nhất. 

Ý nghĩa của tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) mang đến lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư. Cụ thể các ý nghĩa đó như sau: 

  • Đối với doanh nghiệp

Kết quả từ công thức IRR giúp ban quản trị so sánh được tiềm năng của các khoản đầu tư và có sự cân nhắc, lựa chọn chính xác nhất. Nếu kết quả IRR > lãi suất bình quân thị trường thì doanh nghiệp biết mình nên đầu tư dự án và nếu chỉ số IRR<lãi suất bình quân thị trường thì doanh nghiệp biết rằng mình nên cân nhắc dự án này vì khả năng sinh lời thấp. Đồng thời, việc xác định được chỉ số IRR giúp doanh nghiệp đặt ra tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu để cân nhắc các đề xuất đầu tư. 

  • Đối với nhà đầu tư

Đối với nhà đầu tư thì ý nghĩa chỉ số IRR là gì? Dưới đây là các giá trị mà cách tính IRR mang đến cho nhà đầu tư. 

  • Giúp nhà đầu tư ước tính được lợi tức kỳ vọng khi mua cổ phiếu. 
  • Tính toán lợi tức của trái phiếu khi đáo hạn.
  • Dự đoán được rủi ro khi đầu tư vào dự án.
  • Đánh giá khoản đầu tư và có sự cân nhắc một cách tỉnh táo

3. Vai trò của IRR đối với doanh nghiệp

IRR là gì? Phương pháp tính IRR

Công thức IRR là cơ sở để doanh nghiệp cân nhắc và lựa chọn dự án để đầu tư  

Trước khi tìm hiểu cách tính IRR bạn cần biết IRR có vai trò quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp. Theo các chuyên gia thì tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR giúp các doanh nghiệp đánh giá về tính khả thi của dự án. Doanh nghiệp chỉ lựa chọn các dự án có các điều kiện về chỉ số IRR như sau: 

  • Dự án có tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR lớn hơn tỷ lệ giới hạn định mức khả thi tài chính. 
  • Dự án có chỉ số IRR cao nhất trong số các dự án được đặt lên bàn cân 

Có thể nói, việc áp dụng cách tính IRR là một trong những bước quan trọng mà các doanh nghiệp cần thực hiện kỹ càng, chính xác. Việc xác định chỉ số IRR quyết định đến hiệu quả đầu tư trong rất nhiều năm của một dự án chứ không phải chỉ trong một thời gian ngắn. Xác định sai tỷ suất hoàn vốn nội bộ sẽ dẫn đến rất nhiều sai lầm trong đầu tư kinh doanh, hậu quả thua lỗ, âm vốn là điều khó tránh khỏi. 

Nếu bạn vẫn đang phân vân việc ứng dụng chỉ số IRR để tính toán lợi nhuận từ dự án đầu tư thì lời khuyên từ các chuyên gia là bạn nên thực hiện ngay. Vì cách tính IRR, không phải phụ thuộc vào vốn lại rất dễ tính toán, các nhà đầu tư quy mô vừa và nhỏ cũng có thể phân tích, so sánh. Doanh nghiệp có thể tính toán mức lãi suất tối đa có thể chịu được, từ đó đề xuất phương án kinh doanh hiệu quả nhất cho dự án.

4. Công thức tính tỷ suất hoàn vốn nội bộ

IRR là gì? Phương pháp tính IRR

Trong đó:

  • Bi – Giá trị thu nhập (Benefits) năm i.
  • Ci – Giá trị chi phí (Cost) năm i 
  • n – thời gian hoạt động của dự án
  • IRR cho biết tỷ lệ lãi vay tối đa mà dự án có thể chịu đựng được. Nếu phải vay với lãi suất lớn hơn IRR thì dự án có NPV nhỏ hơn không, tức thua lỗ.

Khác với các chỉ tiêu khác, không có một công thức toán học nào cho phép tính trực tiếp. Trong thực tế, IRR được tính thông qua phương pháp nội suy; tức là phương pháp xác định một giá trị gần đúng giữa 2 giá trị đã chọn.

Theo phương pháp này, cần chọn tỷ suất chiết khấu nhỏ hơn (r1) sao cho ứng với nó có NPV dương nhưng gần 0. Còn tỷ lệ chiết khấu lớn hơn (r2) sao cho ứng với nó có NPV âm nhưng sát 0; r1 và r2 phải sát nhau, cách nhau không quá 5%; IRR cần tính (ứng với NPV = 0) sẽ nằm trong khoảng giữa hai tỷ suất r1 và r2.

Việc nội suy IRR được thể hiện theo công thức sau

Việc nội suy IRR được thể hiện theo công thức sau

Trong đó:
  • r1 là tỷ suất chiết khấu nhỏ hơn
  • r2 là tỷ suất chiết khấu lớn hơn
  • NPV1 là giá trị hiện tại thuần là số dương nhưng gần 0 được tính theo r1
  • NPV2 là giá trị hiện tại thuần là số âm nhưng gần 0 được tính theo r2
Cách xác định r1 và r2:

Sau khi có NPV, tìm một giá trị của r bất kỳ. Thay giá trị đó vào tính NPV.

  • Nếu giá trị NPV > 0 thì tăng dần r.
  • Nếu giá trị NPV < 0 thì giảm dần r.
Đánh giá:
  • Dự án có IRR lớn hơn tỷ lệ lãi giới hạn định mức đã quy định sẽ khả thi về tài chính.
  • Trong trường hợp nhiều dự án loại bỏ nhau, dự án nào có IRR cao nhất sẽ được chọn vì có khả năng sinh lời lớn hơn.
Ví dụ về tính IRR

Một công ty đang cân nhắc xem có nên mua một máy móc trị giá 100.000 đôla, máy này có thể giúp tiết kiệm chi phí 25.000 đôla mỗi năm trong vòng 5 năm và máy này có giá trị còn lại là 15.000 đôla vào cuối năm thứ 5. Chính sách của công ty là công ty chỉ thực hiện dự án khi dự án đó phát sinh khoản lợi nhuận đã chiết khấu dòng tiền cao hơn 10%. Hãy quyết định xem dự án đó có nên thực hiện hay không?

Bài giải:

Bước 1: Tính NPV sử dụng chi phí vốn của công ty là 10 %

Năm Dòng tiền mặt (đôla)
0 (100.000)
1 – 5 25.000
5 15.000

NPV = -100.000 + 25.000 * [(1+10%)^5 – 1] / [10%*(1+10%)^5] + 15.000/(1+10%)^5 = 4.090 

Bước 2: Tính NPV thứ hai sử dụng tỉ suất lớn hơn tỉ suất thứ nhất vì tỉ suất thứ nhất đã cho kết quả dương.

Giả sử tỷ suất thứ hai là 15 %

NPV = -100.000 + 25.000 * [(1+15%)^5 – 1] / [15%*(1+15%)^5] + 15.000/(1+15%)^5 = -8.730

Bước 3: Sử dụng hai giá trị này để lắp vào công thức

Thay các giá trị trên vào công thức, chúng ta có:

IRR = 10% + {[4.090/(4.090 + 8.730)] (15% – 10%)} 

= 11.59%

=> IRR = 11.59%

Dự án này nên được chấp nhận vì IRR của dự án cao hơn chi phí vốn.

5. Ưu nhược điểm của chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ

5.1 Ưu điểm: 

Nó cho biết lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận được; nhờ vậy có thể xác định và lựa chọn lãi suất tính toán cho dự án.

5.2 Nhược điểm:

  • Tính IRR tốn nhiều thời gian
  • Trường hợp có các dự án loại bỏ nhau, việc sử dụng IRR để chọn sẽ dễ dàng đưa đến bỏ qua dự án có quy mô lãi ròng lớn (thông thường dự án có NPV lớn thì IRR nhỏ)
  • Dự án có đầu tư bổ sung lớn làm cho NPV thay đổi dấu nhiều lần, khi đó khó xác định được IRR.

Nội dung bài viết trên đã giải đáp các câu hỏi IRR là gì? Tỷ suất hoàn vốn nội bộ có ý nghĩa và vai trò như thế nào? Hy vọng sau khi đọc bài viết bạn đã có thêm thật nhiều hiểu biết về các chủ đề liên quan đến IRR.  Đừng quên theo dõi Chuyên mục điểm tin UB AcademyDiễn đàn U&Bank để cập nhật những tin tức mới nhất về ngành.