messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

[HOT] Kinh nghiệm Phỏng vấn vị trí Giao dịch viên Ngân hàng năm 2018 (P1)

Để đọc hiểu và cảm thụ được tốt hơn bài viết các bạn nên xem qua các bài viết về Giao dịch viên trước đó các bạn nhé, bài viết trước kèm link chi tiết bên dưới. Lộ trình đọc theo hướng dẫn dễ hiểu và phù hợp cả những đối tượng chưa biết gì về ngân hàng.

✍ Tìm hiểu về vị trí Giao dịch viên Ngân hàng
Giao dịch viên là gì? Cơ hội thăng tiến của nghề Giao dịch viên Ngân hàng

✍ Ôn thi test cho vị trí Giao dịch viên
HOT – HƯỚNG DẪN ÔN TẬP NGHIỆP VỤ DÀNH CHO THI TUYỂN VỊ TRÍ GIAO DỊCH VIÊN NĂM 2018 (FULL)
✍ Các câu hỏi luôn gặp trong vòng phỏng vấn
HOT – Hướng dẫn trả lời 8 câu hỏi LUÔN LUÔN GẶP trong một buổi phỏng vấn
✍ 5 bước để ôn thi Ngân hàng hiệu quả:
HOT – Lộ trình ôn thi Ngân hàng một cách hiệu quả
————–
Trong bài này, Admin sẽ chia sẻ với các bạn về quy trình chuẩn bị một buổi phỏng vấn và các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn vị trí Giao dịch viên.

1/ Chuẩn bị trước cho buổi Phỏng vấn giao dịch viên Ngân hàng

Hầu hết các cuộc phỏng vấn đề không diễn ra đúng giờ mà thường muộn hơn. Tuy nhiên, nếu bạn đến muộn và cuộc phỏng vấn chưa diễn ra thì cũng đừng vội mừng. Theo tiết lộ của một Trưởng phòng nhân sự thì họ sẽ quan sát bạn ngay khi bạn đặt chân tới ngân hàng, khi bạn ngồi chờ và cả khi bạn bước vào phòng phỏng vấn nữa. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên, đương nhiên rồi, hãy chuẩn bị thật kỹ và thật đẹp cho cuộc phỏng vấn nhé.

• Luôn đi sớm 5 – 10 phút. Không chỉ tạo ấn tượng tốt, bạn còn có thêm thời gian vào WC và chỉnh sửa lại trang phục nữa.
• Chỉ mặc đồ công sở (giầy tây – guốc 3-5cm, quần tây – váy, sơ mi trắng)
• Không mang những thứ trang sức quá
• Không mang “trang sức lạ” (đặc biệt là vòng kim loại lớn)
• Nữ nên trang điểm nhẹ và Nam nên cắt tóc gọn gàng, vuốt keo.

2/ Vào ngày Phỏng vấn

Đầu tiên đến ngân hàng, các bạn sẽ được yêu cầu ngồi đợi đến lượt phỏng vấn. Hãy tranh thủ nói chuyện làm quen và xin số điện thoại của các bạn cùng phỏng vấn nhé. Nếu bạn là người phỏng vấn sau, hãy “lén” vào nhà vệ sinh và gọi cho những người đã phỏng vấn để nắm được “tình hình chiến sự” nhé. Cách này khá đơn giản nhưng rất hiệu quả đấy.

3/ Bước vào phòng phỏng vấn

Trước khi bắt đầu tìm hiểu nội dung thông thường của một cuộc phỏng vấn với vị trí Giao dịch viên (một vị trí đòi hỏi nhiều ở sự nhẹ nhàng và nhẫn nại), theo Admin các bạn hãy quan triệt những nguyên tắc thế này:

• Luôn luôn: dạ, vâng ạ…
• Luôn luôn nhìn thẳng vào người phỏng vấn và gật gù mỗi khi họ nói.
• Luôn luôn mở đầu cầu trả lời : “Dạ, theo em được biết thì/ theo ý kiến của em thì…” và nhớ cảm ơn sau mỗi góp ý của người phỏng vấn.

☘ Câu đầu tiên luôn là em hãy giới thiệu về bản thân mình?
Câu hỏi này Admin đã chia sẻ trong bài các câu hỏi phỏng vấn luôn luôn gặp.

☘ Em hiểu gì về vị trí Giao dịch viên?
Nếu bạn nào còn chưa hiểu về Giao dịch viên làm gì vui lòng đọc lại bài viết Giao dịch viên là gì phía trên của Admin.

Với câu này, bạn hãy làm bật lên 2 ý chính sau đây;

• Vị trí giao dịch viên là bộ mặt của Ngân hàng và là một bộ phận quan trọng của Ngân hàng. (Sở dĩ như vậy vì người phỏng vấn bạn chắc chắn là một Trưởng/Phó phòng giao dịch. Bạn phải cho họ thấy bạn rất tôn trọng bộ phận của họ)

• Những công việc chính của giao dịch viên. Cái này thì lại khá đơn giản, bạn có thể nêu những công việc chính sau: Giới thiệu sản phẩm cho khách hàng, Hỗ trợ khách hàng thực hiện các nghiệp vụ, Thực hiện các công việc khác được lãnh đạo yêu cầu…..

☘ Câu thứ ba thường gặp là: Theo em, đức tính gì quan trọng nhất với một Giao dịch viên?
Khi gặp câu hỏi này, hãy trả lời một cách dứt khoát : Dạ, theo em thì đức tính quan trọng nhất của giao dịch viên là “Nhẫn nại”. Bởi lẽ, Giao dịch viên là người làm việc trực tiếp với khách hàng. Nếu không có sự nhẫn nại, Giao dịch viên không thể giải thích một cách tường tận cho khách hàng hiểu các sản phẩm, nghiệp vụ của Ngân hàng được.

Ngoài ra, theo em được biết thì Giao dịch viên là một công việc đòi hỏi phải đi sớm về muộn. Nếu không nhẫn nại, cần cù, chịu khó thì không thể đảm đương được ạ….

☘ Câu nữa mà bạn hay bị hỏi là: Tại sao tôi lại nên chọn em?
Khi trả lời câu này, hãy nhớ một nguyên tắc sau: Không bao giờ phô trương những thành tích các bạn có. Người phỏng vấn đã cầm hồ sơ của bạn thì đương nhiên họ biết bạn có thành tích gì. Bạn chỉ cần chỉ cho họ thấy rằng: Bạn “phù hợp nhất” với công việc đó. Hãy trả lời thế này: Thưa anh, giao dịch viên là một công việc đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và chẳm chỉ. Em thấy rằng yêu cầu đó rất phù hợp với tính cách của bản thân mình. Em tin là với sự chỉ dạy của anh chị, em sẽ làm tốt công việc này. Vì vậy em đã không chọn một vị trí khác mà chọn vị trí Giao dịch viên để ứng tuyển ạ.

☘ Câu hỏi tình huống thực tế
Kiến thức vận dụng để trả lời cho các câu hỏi tình huống thực tế liên quan đến nghiệp vụ thì các bạn cần tìm hiểu sâu, học kỹ trước đó (UB có chia sẻ trong chuyên đề Giao dịch viên), hoặc bạn có thể học hỏi từ các anh chị đi trước. Liên quan đến nghiệp vụ thì chính xác, kèm theo đó khôn thể thiếu là thái độ thể hiện và cách thức bạn tư duy vấn đề.

Vì vị trí của các bạn là bộ mặt của NH nên hãy luôn giữ sự nhẹ nhàng và kiên nhẫn trong cách xử lý nhé. Nếu đó là một tình huống bạn chưa gặp bao giờ, hãy lễ phép xin khách hàng chờ đợi để bạn xin ý kiến cấp trên. Đừng bao giờ xử lý mà không biết chắc đúng hay sai.

Tham khảo một số câu hỏi tình huống thực tế:

1. Giao dịch viên cần có những kỹ năng gì? Kỹ năng nào là quan trọng nhất?
2. Bằng cách nào bạn sẽ lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng mình
3. Bạn sẽ liên hệ với khách hàng để tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng qua những kênh nào?
4. Khách hàng đang sử dụng một thẻ ATM của ngân hàng X, nếu bạn tiếp thị khách hàng này mở thêm thẻ ATM của ngân hàng mình thì bạn sẽ làm thế nào?
5. Có 3 người cùng đến rút tiền gấp đó là: 1 người già, 1 trẻ em, 1 người tàn tật. Bạn sẽ xử lý theo thứ tự như thế nào?
6. Một khách hàng đến quỹ nộp tiền và không theo dõi quá trình kiểm đếm của nhân viên quỹ, sau khi nhân viên quỹ kiểm tiền thì thấy thiếu một tờ và thông báo cho khách hàng biết nhưng khách hàng không chịu nhận tiền của mình thiếu vì đó là bó tiền vừa rút từ ngân hàng khác mang đến ngân hàng nộp, sau khi NV quỹ giải thích mà khách hàng không đồng ý nên đã lập biên bản nhưng khách hàng không ký. Nếu bạn là nhân viên quỹ thì sẽ giải quyết ra sao để rút kinh nghiệm.
7. KH gọi điện đến ngân hàng mắng về lỗi mà giao dịch viên nhầm lẫn gây ra, bạn không hề biết về lỗi của giao dịch viên. Bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
8. Khi có 1 khách VIP đến ngân hàng rút toàn bộ số tiền gửi để sang ngân hàng khác với mức lãi suất cao hơn, em sẽ làm thế nào để giữ vị khách đó lại?
9. Khi KH đến giao dịch tại quầy giao dịch của em, em có nói chuyện với khách không? Câu đầu tiên em bắt chuyện với họ sẽ là gì?
10. Ngoài ứng tuyển ở ngân hàng mình bạn còn ứng tuyển ở ngân hàng nào nữa không?
11. Nếu có cả 3 ngân hàng cùng gọi điện đến (trong đó có cả NH mình) mời em đi làm việc thì em sẽ chọn ngân hàng nào?
12. Lạm phát là gì? Lạm phát có ảnh hưởng gì tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng?
13. Có bao nhiêu loại tài khoản ngân hàng mà bạn biết?
14. Trong hệ thống kế toán ngân hàng tài khoản có mấy loại?
15. Trong báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo thu nhập) của một ngân hàng, theo bạn chỉ tiêu nào là quan trọng nhất? Vì sao?
16. Sự khác biệt giữa Doanh thu và Thu nhập là gì?
17. Cổ tức là gì? Có những loại cổ tức nào?
18. Vì sao một đồng tiền hôm nay lại có giá hơn một đồng ngày mai?
19. Séc là gì?
20. Phân biệt giữa séc và hối phiếu?
21. Bạn có biết gì về “Tiền nhựa” hay không?
22. Có 1 khách hàng sau khi lĩnh tiền tại NH về từ sáng, đã ký giấy nhận tiền. Nhưng đến cuối ngày họ quay lại và nói số tiền GDV đưa không đủ. GDV có kiểm quỹ thì thấy không thừa quỹ, GDV giải thíchnhưng khách hàng đã to tiếng và cương quyết là chưa nhận đủ tiền. Vì số tiền này nhỏ nên GDV này đành xử lý bằng cách lấy tiền túi đưa cho khách hàng và để cho họ ra về.

Hỏi:
a/Bạn nhận xét như thế nào về cách xử lý của GDV này?
b/ Cách xử lý này có ảnh hưởng gì đến ngân hàng không?
c/ Em sẽ xử lý tình huống này như thế nào?

Hỏi:
a/Bạn nhận xét như thế nào về cách xử lý của GDV này?
b/ Cách xử lý này có ảnh hưởng gì đến ngân hàng không?
c/ Em sẽ xử lý tình huống này như thế nào?

————–

Xem thêm:

Tổng hợp Đề thi, Kinh nghiệm thi tuyển tất cả các Ngân hàng >>

Tổng hợp tin tuyển dụng >>

UB Academy

———————————————————
Công ty CP Đầu tư & Phát triển UB Việt Nam

Thành viên Hiệp hiệp Ngân hàng Việt Nam
www.ub.edu.vn