messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn Ngân Hàng Thế Nào Là Đủ?

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cần ngắn gọn, nêu rõ khả năng và kinh nghiệm sẽ giúp ứng viên gây ấn tượng tốt đến nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, không ít bạn gặp khó trong việc giới thiệu bản thân, cùng UB Academy mở khoá cách giới thiệu “trúng – đúng – đủ”

1. Việc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn quan trọng như thế nào?

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn được là là một việc hết sức quan trọng của các ứng viên. Đây là câu hỏi đầu tiên mà tất cả các nhà tuyển dụng sẽ nói đến đầu tiên khi tiến hành buổi phỏng vấn. Nó không đơn thuần chỉ là câu hỏi về  tên tuổi hay quê quán, ngành học của ứng viên.

Quan trọng hơn nhà tuyển dụng muốn biết, ngoài những gì viết trong CV bạn đang có gì và bạn thể hiện như thế nào. Đây được xem là một hồi chiến “tâm lý” khi nhà tuyển dụng muốn thông qua những gì bạn giới thiệu để nhìn nhận lại các thông tin, kỹ năng của bạn.

Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn có thể gửi thông điệp của chính mình

Ngược lại thông qua việc giới thiệu này ứng viên có thể thể hiện thế mạnh của mình mà những con số, con chữ giới hạn trong CV chưa thể giải bày. Đây là cách để bạn thể hiện bản thân giúp nhà tuyển dụng ấn tượng với bạn ngay từ khi bắt đầu. 

Trong lúc giới thiệu người phỏng vấn quan sát ngôn từ, ngữ điệu, cử chỉ, phong thái của bạn. Thông qua cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn người có chuyên môn có thể hiểu rõ tính cách của bạn, đáng giá sơ bộ xem bạn có phù hợp với công việc hay không.

2. Kinh nghiệm giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn

Chúng ta có thể đọc ở đâu đó nói rằng 30 giây đầu tiên là 30 giây vàng giúp bạn ghi điểm với Nhà tuyển dụng, và dựa vào nguyên tắc đó các bạn ứng viên cứ căn đủ cho mình 30 giây để giới thiệu bản thân và nghĩ rằng nó là tối ưu.

Thực ra với Nhà tuyển dụng Ngân hàng thì không cần thiết phải máy móc như vậy. Bạn hoàn toàn có thể chinh phục được họ bằng cách riêng của mình. Nhà tuyển dụng Ngân hàng thích cách riêng của bạn hơn là cách bạn đi copy cái tôi của ai đó.

Để chuẩn bị tốt cho phần này, UB Academy đúc rút cho bạn một số kinh nghiệm tham khảo như sau:

2.1 Giới thiệu đủ nội dung

Thứ Tự Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn

Nội dung thứ tự giới thiệu bản thân 

Không nhất thiết bạn phải sử dụng nguyên máy móc nguyên tắc 30 giây khi giới thiệu, nhưng nên có một bài giới thiệu với các nội dung đầy đủ như sau:

1. Cảm ơn Nhà tuyển dụng  đã tạo cơ hội cho bạn được tham gia buổi  phỏng vấn: Điều này giúp bạn thể hiện một thái độ cầu thị & tạo cho nhà tuyển dụng  một tâm lý thoải mái trước khi nghe bạn nói. Dù bạn có kinh nghiệm hay chưa có kinh nghiệm thì nội dung này cũng không thừa

2. Giới thiệu đầy đủ Họ tên, bí danh (nếu có): Điều này giúp cho nhà tuyển dụng biết được đang nói chuyện với ai (mặc dù họ đã có CV ở trước mặt) và cũng là một hành động tự tôn trọng bản thân của chính ứng viên

3. Năm sinh: Mục đích nhắc lại để tiện xưng hô…

4. Đã tốt nghiệp trường nào, chuyên ngành gì

5. Giới thiệu về các kinh nghiệm làm việc trong quá khứ hoặc các hoạt động đoàn thể lớn đã tham gia (nếu có)

Lưu ý: 

  • Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm, hãy chọn lọc và nhấn mạnh kinh nghiệm nào phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển (tìm hiểu kỹ yêu cầu của Nhà tuyển dụng & chuẩn bị trước phần này), tránh giới thiệu lan man, dài dòng. 
  • Với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc thì đối với các vị trí ứng tuyển đòi hỏi sự năng động, bạn nên điểm qua một số hoạt động để chứng minh mình là người có tính cách phù hợp với vị trí ứng tuyển (VD: tham gia hoạt động tình nguyện, đoàn thể, đi làm thêm, tập kinh doanh, tự doanh….). Không nên để trống phần này khi giới thiệu bản thân.

6. Sở trường là gì, điểm mạnh điểm yếu (bạn có thể bỏ qua đoạn này nếu các đoạn trên của bạn đã dài, nếu giới thiệu thì nên ngắn gọn, tập trung và các điểm nổi bật phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển. Nhớ là phải phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển. Sinh viên mới ra trường, ít kinh nghiệm, nhà tuyển dụng  có xu hướng nhìn vào sở trường, điểm mạnh điểm yếu để đánh giá tính cách có phù hợp với công việc không, vì vậy sinh viên mới ra trường thì nên tận dụng giới thiệu phần này)

7. Mong muốn gì? Bạn nên nói ra mong muốn của bạn một cách khéo léo (VD: Với kinh nghiệm, sở trường như trên, em rất mong muốn được làm việc cùng anh chị tại Ngân hàng X với vị trí Quan hệ Khách hàng ...)

8. Nhắc lại lời cảm ơn để kết thúc phần giới thiệu. Nhiều bạn giới thiệu xong là lặng im, không có hành động gì chứng tỏ mình đã ngắt phần giới thiệu. Điều này đôi khi gây ra sự lúng túng cho cả 2 bên và tất nhiên, với cương vị là ứng viên thì bạn sẽ là người bị đánh giá và phần thiệt thòi thuộc về bạn.

2.2 Giữ vững phong thái phù hợp khi giới thiệu & trả lời phỏng vấn 

Sẽ đổ xuống sông xuống biển nếu bạn trình bày đầy đủ nội dung trên với một phong cách hoàn toàn không ăn nhập với những gì bạn nói. Bạn không thể nói “tôi là người năng động” trong khi giọng bạn ề à, dài dòng, nhỏ, khó nghe và yếu ớt. Vậy bạn nên làm gì?

  • Ánh mắt: Một ánh mắt có sắc thái, nhanh nhẹn là cái bất kỳ nhà tuyển dụng  nào cũng mong muốn, bạn nên có nó trong cuộc phỏng vấn (trước khi đi phỏng vấn nên ngủ sớm, hạn chế để mắt mệt mỏi). Trong quá trình giới thiệu bản thân nói riêng và phỏng vấn nói chung, nên nhìn bao quát tất cả thành viên trong hội đồng phỏng vấn chứ không nên chỉ chăm chăm nhìn vào người ngồi giữa hoặc người hỏi. Lưu ý, nhìn bao quát khác với đảo mắt liên tục.
  • Nụ cười: Dù bạn phỏng vấn vị trí gì thì một nụ cười nhẹ nhàng cũng sẽ giúp cho buổi phỏng vấn thêm nhẹ nhàng, dễ gần và hứng khởi. Vì thế đừng tiết kiệm chúng. Lưu ý: Ngược lại cũng không nên quá đà.
  • Thái độ: Thái độ là một phạm trù khó đo lường. Tuy nhiên, với vị trí nhân viên thì thái độ cầu thị là điều cần thiết. Nó sẽ giúp bạn thuận lợi hơn nếu có vấp váp và sẽ hạn chế cảm giác đang đối đầu cùng hội đồng phỏng vấn . Lưu ý: Chúng ta đi phỏng vấn để tìm kiếm cơ hội việc làm, không phải đi xin việc hoặc đi đối đầu với ai, vì thế thái độ không cần quá nhún nhường nhưng cũng không nên quá căng thẳng

2.3 Lời khuyên cuối cùng: Cần cá biệt hóa

Sẽ thật nhàm chán nếu bạn copy ai đó một phần giới thiệu mẫu được cho là ấn tượng và sử dụng nó trong buổi phỏng vấn của mình. Bạn thử đặt mình vào vị trí Nhà tuyển dụng, một ngày phỏng vấn 20-30 bạn, bạn nào cũng có một format y hệt nhau, nội dung na ná. Thật nhàm chán.

Vì thế, lời khuyên của UB là: Bạn có thể tham khảo của người khác nhưng cần biết cá biệt hóa thành của mình. Cái gì mình mạnh thì nhấn mạnh, yếu thì có thể lướt hoặc cắt bỏ.

Ngoài ra, với các vị trí phỏng vấn khác nhau thì cần có sự thể hiện khác nhau cho phù hợp với yêu cầu của từng vị trí.

Ví dụ: Với vị trí quan hệ khách hàng  cần một người năng động, hoạt bát thì phần giới thiệu của bạn cũng phải toát lên điều đó: nói to, rõ ràng mạch lạc, khuôn mặt sáng, kèm nụ cười tươi tắn nhẹ nhàng; với vị trí Hỗ trợ cần sự chắc chắn, điềm đạm hơn thì giảm âm lượng 1 chút nhưng đảm bảo đủ nghe, chắc chắn khi giới thiệu, không quá bốc đồng. Thế là ấn tượng.

3. Lưu ý khi chuẩn bị bài giới thiệu bản thân

Lưu Ý Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn

Khi chuẩn bị bài giới thiệu bản thân bạn nên lưu ý một vài điều như sau:

  • Không mô tả quá nhiều về bản thân, quá dài dòng, mất thời gian và gây nhàm chán;
  • Chỉ nói đúng trọng điểm, đúng trọng tâm và những thế mạnh của mình;
  • Nếu có những điểm phù hợp với vị trí công việc bạn đang ứng tuyển cũng có thể tự tin bày tỏ;
  • Thể hiện mục tiêu tinh thần cầu tiền của bản thân đối với tương lai của mình;
  • Không phô trương, phóng đại các thành tích hay khả năng của mình, thay vào đó hãy tinh tế chia sẻ về năng lực của mình.

Ngoài những lưu ý này thì ứng viên cần chuẩn bị một tinh thần thoải mái, tự tin để bước vào buổi phỏng vấn. Bình tĩnh để bày tỏ chia sẻ các vấn đề về bản thân, và nên tham khảo thêm về công ty, vị trí ứng tuyển và yêu cầu của nó trước khi phỏng vấn.

4. Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Việc giới thiệu bản thân phỏng vấn là một việc quan trọng giúp lưu lại ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Việc này thì cũng chẳng phân biệt công việc riêng biệt nào, môi trường nào nên có thể ứng viên sẽ giới thiệu bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

Tuy nhiên, dù là giới thiệu bằng ngôn ngữ nào thì sự tự tin, khéo léo của ứng viên luôn là điểm cộng.

Hãy cùng UB Academy tham khảo ngay 2 mẫu giới thiệu về bản thân khi phỏng vấn bằng cả tiếng quốc gia lẫn tiếng Anh.

4.1. Mẫu Tiếng Việt

Xin chào các anh chị, lời đầu tiên trước khi giới thiệu về bản thân mình tôi xin được cảm ơn nhã ý của quý công ty đã tạo cơ hội để tôi tham gia buổi phỏng vấn này. Tôi tên là …. Tôi vừa tốt nghiệp đại học chuyên ngành….  của trường…. và tôi đang tìm kiếm công việc đầu tiên.

Tôi là người ham đọc sách, thích học hỏi và hướng ngoại, trước đó tôi đã thực tập tại… với vị trí khá gần với công việc đang ứng tuyển. Tại đây tôi đã có cơ hội hiểu rõ bản thân hơn và nhận định rõ ràng định hướng tương lai của mình. Đó làm việc trong môi trường nghiêm túc và có thể phát triển bản thân.

Tôi tin rằng với những gì đã tích lũy được trong thời gian học tập, làm việc và không ngừng học hỏi. Tôi có thể sẵn sàng ứng tuyển … của Quý công ty. Tôi xin cảm ơn anh chị đã lắng nghe.

Giới Thiệu Bản Thân Khi Phỏng Vấn

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh

4.2. Mẫu Tiếng Anh

Hello guys, first of all, when I introduce myself, I would like to thank your company for giving me the opportunity to participate in the interview.

My name is…. I just graduated from university majoring in…. of school…. and I’m looking for my first job.

I am an avid reader, love to learn and extrovert, before that I did an internship at… with a position quite close to the job being applied. Here I have the opportunity to better understand myself and clearly identify my future direction. That works in environmental standards and can develop yourself.

I believe with what I have accumulated during the time of studying, working and constantly learning. I can be ready to apply … of your company. I thank you for listening.

Đây là hai mẫu giới thiệu bản thân phỏng vấn cơ bản cho những người mới chưa có kinh nghiệm. Tùy vào vị trí apply và kinh nghiệm mà chúng ta có thể khai thác trình bày khéo léo nhất để lưu lại giá trị của bản thân trước nhà tuyển dụng.

Lời kết

Tóm lại, để nhà tuyển dụng ấn tượng với bạn trong 30 giây giới thiệu bản thân không khó mà cũng không dễ. Lời khuyên cuối cùng là đừng cứng nhắc dựa theo khuôn mẫu nào, miễn sao đủ thông tin và nhớ là phải phù hợp với chính bạn và phù hợp với vị trí mình đang ứng tuyển, thế là được!