messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Câu hỏi phỏng vấn Thẩm định/ Hỗ trợ tín dụng ngân hàng mới nhất

Vị trí Thẩm định/ Hỗ trợ tín dụng luôn là những vị trí “hot” trong ngân hàng, bộ câu hỏi phỏng vấn do đó cũng được nhiều ứng viên quan tâm. Ở bài viết này, UB Academy sẽ mang đến cho bạn bộ câu hỏi phỏng vấn vị trí Thẩm định/ Hỗ trợ tín dụng mới nhất, được tổng hợp từ ngân hàng MB, Agribank, VietinBank, SHB, BIDV, DongA Bank, OceanBank, ABBANK, VPBank, SeABank, Souther Bank, HSBC, JP Morgan Chase,… trong nhiều kỳ thi tuyển dụng từ trước tới nay.

1. Bộ câu hỏi phỏng vấn Thẩm định/ Hỗ trợ tín dụng này dành cho ai?

Câu hỏi phỏng vấn Thẩm định/ Hỗ trợ tín dụng ngân hàng mới nhất

Về cơ bản, các vị trí liên quan đến Tín dụng, bạn cần biết các kiến thức về kế toán doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính (nếu làm mảng khách hàng doanh nghiệp). Bên cạnh đó, bạn cần biết thêm các kiến thức về Thanh toán quốc tế (vì có những lúc thực hiện cho vay chiết khấu bộ chứng từ, mở L/C, chuyển tiền TT cho khách hàng). Ngoài ra, Ứng viên phải có hiểu biết về kiến thức chuyên môn khác nữa như: Luật, Cho vay, Bảo lãnh, Marketing, Tài trợ dự án…).

Bộ câu hỏi này dành cho các vị trí:

  • Chuyên viên QHKH
  • Hỗ trợ tín dụng
  • Chuyên viên Thẩm định/ Tái thẩm định

2. Kiến thức chung về câu hỏi phỏng vấn Thẩm định/ Hỗ trợ tín dụng ngân hàng

Câu hỏi phỏng vấn Thẩm định/ Hỗ trợ tín dụng ngân hàng mới nhất

  1. Bạn hiểu như thế nào về công việc của một nhân viên tín dụng/ Hỗ trợ tín dụng/ Chuyên viên Thẩm định/ Tái thẩm định?
  2. Theo bạn nhân viên tín dụng/ Hỗ trợ tín dụng/ Chuyên viên Thẩm định/ Tái thẩm định cần có những tố chất nào? Tố chất nào là quan trọng nhất?
  3. Ngoài ứng tuyển ở ngân hàng MB bạn còn ứng tuyển ở ngân hàng nào nữa không?
  4. Lạm phát là gì? Lạm phát có ảnh hưởng gì tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng?
  5. Theo bạn trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay (lạm phát, ngân hàng đang gặp khó khăn), nếu là một nhân viên tín dụng/ Hỗ trợ tín dụng/ Chuyên viên Thẩm định/ Tái thẩm định, bạn sẽ tập trung vào các đối tượng khách hàng nào là chủ yếu?
  6. Là NVTD, bạn sẽ phát triển khách hàng mới như thế nào?
  7. Làm thế nào để vừa đảm bảo tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch của ngân hàng đặt ra cho bạn (là nhân viên tín dụng) vừa đảm bảo an toàn cho vốn vay?
  8. CAMEL là phương pháp đánh giá tổng thể về hoạt động ngân hàng. Phương pháp này xem xét đến những nhóm chỉ tiêu nào?
  9. Lĩnh vực hoạt động (sản xuất, kinh doanh) nào bạn ưu tiên trong việc tìm kiếm khách hàng của bạn? Vì sao?
  10. Hãy nêu những loại hình rủi ro chính trong hoạt động ngân hàng? Rủi ro đạo đức là gì?
  11. Những dấu hiệu đối với một khách hàng có biểu hiện chây ỳ và không có khả năng thanh toán là gì? Đối với trường hợp này, nhân viên tín dụng/ Hỗ trợ tín dụng/ Chuyên viên Thẩm định/ Tái thẩm định sẽ có trách nhiệm gì và xử lý như thế nào?

3. Kiến thức về nghiệp vụ Thẩm định tín dụng ngân hàng

Câu hỏi phỏng vấn Thẩm định/ Hỗ trợ tín dụng ngân hàng mới nhất

3.1 Luật tài chính tín dụng ngân hàng

  1. Theo Luật các TỔ CHỨC TÍN DỤNG, giới hạn cho vay đối với một khách hàng được quy định như thế nào?
  2. Theo Luật các TỔ CHỨC TÍN DỤNG, giới hạn cho vay đối với nhóm khách hàng được quy định như thế nào?
  3. Ngân hàng có được phép cho vay để đảo nợ không?
  4. Hãy nêu những quy định pháp luật về tín dụng và em biết? QĐ 457 quy định điều gì?
  5. Lợi ích của việc đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản là gì?
  6. Một tài sản thế chấp có thể đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ hay không?
  7. Nếu có 1 khách hàng đến vay vốn, mà khách hàng đó làm ở Sở Tư Pháp, quen thân với công chứng, khách hàng đó yêu cầu đưa hồ sơ cho công chứng ký mà không cần phải có mặt để ký vì bên công chứng biết rõ về người đó. Nếu bạn là nhân viên tín dụng/ Hỗ trợ tín dụng thì có đồng ý cho công chứng ký như vậy không? Bạn có đồng ý để công chứng ký hồ sơ mà không cần có mặt khách hàng không?
  8. Một doanh nghiệp có nhà xưởng sản xuất tại một Khu công nghiệp, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu công nghiệp và muốn dùng tài sản đó để thế chấp vay vốn ngân hàng. Vậy ngân hàng có thể chấp nhận tài sản thế chấp đó không? Tại sao?

3.2 Cho vay

  1. Quy trình tín dụng thường có những bước nào?
  2. Vì sao các ngân hàng thường ưu tiên cho vay các khách hàng cũ hơn là cho vay khách hàng mới?
  3. Vì sao ngân hàng “ngại” cho vay các doanh nghiệp có quy mô nhỏ?
  4. Lãi suất cho vay của ngân hàng đối với các món vay khác nhau sẽ khác nhau do phụ thuộc vào yếu tố gì?
  5. Khi thẩm định cho vay một khách hàng bạn sẽ xem xét đến những vấn đề nào?
  6. Khi thẩm định cho vay đối với một nhu cầu vay vốn của một doanh nghiệp, bạn quan tâm đến những khía cạnh nào?
  7. Nên cho vay doanh nghiệp ở lĩnh vực nào? Ở thời điểm nào?
  8. Khi thẩm định cho vay khách hàng cá nhân thì điều gì là quan trọng nhất?
  9. Em biết những loại sản phẩm tiết kiệm nào tại ngân hàng? 
  10. Khách hàng có một sổ tiết kiệm 1 tỷ đồng gửi kỳ hạn 1 tháng, đến ngày 20 khách hàng có nhu cầu xin rút tiền vì mục đích cá nhân? Em sẽ tư vấn gì cho khách hàng?
  11. Khi thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp thì điều gì là quan trọng nhất?
  12. Một doanh nghiệp buôn bán sắt thép, tài sản thế chấp là 1 tỷ đồng, theo quy định chỉ được vay 70% tức được vay 700 triệu nhưng DN có nhu cầu vay 1 tỷ. Sau khi thẩm định thì thấy doanh nghiệp rất tốt, khả năng trả nợ cực cao, bạn sẽ xử lý thế nào?
  13. Vì sao các ngân hàng phải phân tích tình hình tài chính khách hàng trước khi cho vay?
  14. Ngân hàng thường cho vay ngắn hạn để tài trợ cho những nhu cầu nào? Nguồn trả nợ của các món vay ngắn hạn thường là gì?
  15. Ngân hàng thường cho vay trung dài hạn để tài trợ cho những nhu cầu nào? Nguồn trả nợ của các món vay trung dài hạn là gì?

3.3 Tham khảo thêm

  1. Khi định giá một tài sản bảo đảm, bạn thường căn cứ vào những yếu tố nào?
  2. Tài sản bảo đảm cho món vay cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
  3. Tính lỏng của một tài sản được xác định bởi những yếu tố nào?
  4. Cho vay thấu chi là gì? Đặc điểm của loại hình này?
  5. Có những hình thức cho vay tài trợ xuất khẩu nào hiện nay mà bạn biết? Hãy nêu đặc điểm của chúng?
  6. Có những hình thức cho vay tài trợ nhập khẩu nào hiện nay mà bạn biết? Hãy nêu đặc điểm của chúng?
  7. Có những hình thức chiết khấu chứng từ xuất khẩu nào?
  8. Có những hình thức bảo đảm tiền vay nào mà bạn biết?
  9. Thế chấp tài sản là gì? Thế chấp tài sản dùng để vay vốn ngân hàng là gì? Những loại tài sản nào thường được đem ra để thế chấp?
  10. Cầm cố tài sản là gì? Cầm cố tài sản để vay vốn ngân hàng là gì?
  11. Những loại tài sản nào thường được đem ra để cầm cố?
  12. Cầm cố tài sản khác gì với việc thế chấp tài sản?
  13. Phân biệt giữa cho thuê tài chính và cho thuê hoạt động?
  14. Các nguyên nhân của rủi ro tín dụng từ phía khách hàng là gì?
  15. Phân biệt giữa các hình thức Khoanh nợ, Giãn nợ và Đảo nợ?
  16. Thế nào là ân hạn nợ? Trong thời gian ân hạn khách hàng có phải trả lãi không?
  17. Thế nào là gia hạn nợ? Gia hạn nợ khác gì so với ân hạn nợ?
  18. Khoản nợ như thế nào được gọi là nợ khó đòi? Những nguyên nhân và biểu hiện của khoản nợ khó đòi?
  19. Khi bạn làm 1 hồ sơ thấy rủi ro rất cao, không thể cho vay nhưng giám đốc lại yêu cầu bắt buộc phải cho vay thì bạn xử lý như thế nào?

3.4 Bảo lãnh

  1. Bảo lãnh là gì? Bảo lãnh ngân hàng là gì? Hãy nêu các loại bảo lãnh ngân hàng mà bạn biết ở Việt Nam?
  2. Khi nào nghĩa vụ bảo lãnh của Tổ chức tín dụng với khách hàng chấm dứt?
  3. Loại bảo lãnh nào phổ biến nhất ở Việt Nam. Đặc điểm của bảo lãnh đó?
  4. Trong ngành xây dựng cơ bản thường có những loại bảo lãnh ngân hàng nào và khi nào cần phát hành loại bảo lãnh đó?
  5. Vì sao cần có bảo lãnh dự thầu trong ngành xây dựng cơ bản?

Kết bài

Trên đây là bộ câu hỏi tương đối hoàn chỉnh để giúp bạn tham khảo trước khi bước vào buổi phỏng vấn vị trí Thẩm định/ Hỗ trợ tín dụng tại ngân hàng. Bên cạnh việc tham khảo các bộ câu hỏi miễn phí trên mạng, bạn có thể cân nhắc tới các khóa học luyện thi ngân hàng do UB Academy tổ chức. Những khóa học luyện thi ngân hàng này của UB Academy sẽ giúp bạn có được một lộ trình học tập nhanh chóng và hiệu quả nhất. 

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn an tâm và thành công vượt qua buổi phỏng vấn sắp tới.