messenger

Chat Mess

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 097.5151.777
Hỗ trợ tư vấn: 097.5151.777

Cách Tạo Điểm Nhấn Trong CV Để Chinh Phục Nhà Tuyển Dụng

Như các bạn đã biết, điểm nhấn đầu tiên để Nhà tuyển dụng có thể trao cơ hội việc làm là những gì thể hiện trên CV. Chính vì lý do này, UB cung cấp các kỹ năng cơ bản cũng như những lưu ý để ứng viên biết cách tạo điểm nhấn trong CV của mình. 

Dưới đây, là những vấn đề đã được UB tổng hợp từ nhiều kênh đáng tin tưởng, từ kinh nghiệm, và từ yêu cầu của nhân sự đại đa số các ngân hàng.

1. Tầm quan trọng của việc tạo điểm độc đáo cho CV

Tầm quan trọng của việc tạo điểm độc đáo cho CV

Đối với nhiều doanh nghiệp và công ty hiện nay thì vấn đề quảng bá sản phẩm mới một cách rộng rãi đến khách hàng là một trong những yếu tố hàng đầu và tiên quyết. Hầu hết các doanh nghiệp đều luôn luôn muốn tìm các ứng viên có khả năng giúp họ có thể đạt được lợi điểm bán hàng độc nhất. Điều này có nghĩa là sản phẩm của họ sẽ phải khác biệt so với những sản phẩm của những đối thủ khác. Đương nhiên là điểm độc đáo này thì có thể thể hiện ở rất nhiều các khía cạnh khác nhau từ mặt kích thước, thời gian sử dụng,….

Và để có thể tìm ra những ứng viên có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp điều đó thì lại cần thêm một quá trình khác. Nguyên tắc tìm kiếm một ứng viên lý tưởng và phù hợp cũng thường được xây dựng giống như nguyên tắc bán hàng này. Đây cũng chính là lý do tại sao mà việc tạo điểm độc đáo cho CV xin việc lại quan trọng đến như vậy. CV này không chỉ đáp ứng được yêu cầu cơ bản từ phía nhà tuyển dụng mà còn đáp ứng cả kỳ vọng hơn thế. 

Mỗi ứng viên có lẽ cũng có thể nhìn ra được rằng nếu như có một điểm độc đáo và khác biệt trong CV của mình thì có thể mang lại nhiều lợi ích như thế nào. Bạn có thể tạo ra các điểm khác biệt bằng cách đặt các câu hỏi và tự trả lời như:

  • Ở bạn có điểm gì đặc biệt để nhà tuyển dụng phải lựa chọn bạn thay vì những ứng viên khác?
  • Điểm đặc biệt và những ưu điểm nổi trội mà bạn có thể đóng góp cho sự phát triển của công ty doanh nghiệp trong tương lai nếu như trúng tuyển?
  • Bạn có kinh nghiệm và kỹ năng nổi bật nào để có thể đảm bảo hoàn thành tất cả được các kỳ vọng của nhà tuyển dụng?

Mỗi vị trí ứng tuyển thì có hàng trăm CV nộp vào. Vì thế hãy tạo sự chuyên nghiệp ngay từ trong CV và cố gắng làm CV mình nổi bật nhất có thể.

2. Cách tạo điểm nhấn cho CV xin việc

Cách tạo điểm nhấn cho CV xin việc

2.1. CV rõ ràng, mạch lạc

Các thông tin trên CV phải rõ ràng mạch lạc, kể cả những thông tin có tính chất tham khảo (đôi khi các bạn cho là vu vơ) như: thông tin về sở thích, kế hoạch nghề nghiệp,…

Cách trình bày, format văn bản cũng phải thể hiện “đẳng cấp” của người viết CV. Bạn không thể khai là bạn “master” về word, excel trong khi CV bạn điền format “lem nhem”. Sự “lem nhen” ở đây được hiểu là: trình bày lộn xộn, font chữ chỗ to chỗ bé, sử dụng nhiều hơn một font chữ trên cùng một file CV, bảng biểu thò thụt không đều, format định dạng chữ, số không thống nhất,…

Đừng ngại format lại bản Mẫu CV nếu bạn thấy nó quá xấu, vì mẫu đôi khi chỉ là mẫu thông thường. Nếu các bạn trình bày sạch đẹp, dễ nhìn thì không có cớ gì lại làm cho người ta phản cảm, lãng quên bạn cả.

Nên đính kèm các “tài liệu tham khảo” nếu nhà tuyển dụng yêu cầu và bắt buộc phải add ảnh vào CV (kể cả gửi online hay offline).

2.2. CV đầy đủ thông tin

Một khó khăn đối với các bạn sinh viên mới ra trường là lúng túng khi không thể có đủ thông tin theo mẫu. Trong mỗi mẫu CV thường có rất nhiều trường thông tin “thừa” hoặc “thiếu” đối với một số người. Riêng sv mới ra trường thì trường thông tin thừa thường gặp nhất là “Kinh nghiệm làm việc”. Hãy mạnh dạn điền các công việc các bạn đã làm dù là nhỏ, miễn sao nó tạo ra “thu nhập” hoặc “kinh nghiệm” cho bạn.

Trong trường hợp không có gì để điền, hãy cắt bỏ nó đi khỏi CV chứ đừng để trống (trong trường hợp CV mẫu là bản word).

Đối với CV mẫu là bản Excel các bạn không nên thêm, bớt các ô, các cột trong CV – tránh trường hợp bị lỗi khi Ngân hàng xử lý file CV tự động bằng hàm Excel, hoặc phần mềm.

Một trường thông tin nữa mà các bạn thường lúng túng (đặc biệt với các bạn chưa có bằng, chứng chỉ) đó là thông tin về bằng cấp. Trong trường hợp này, lời khuyên là hãy ghi kết quả xếp loại dự kiến của bạn vào ô “Loại văn bằng”, và mở ngoặc bên cạnh thêm 2 từ (dự kiến). Không ai người ta trách bạn nếu dự kiến của bạn sai. Ngược lại, nếu bạn điền, có thể người ta sẽ hiểu rằng bạn là người làm việc có khoa học, có tính toán một cách kỹ lưỡng.

  • Phần thông tin về người tham khảo:

Cố gắng tìm kiếm 1 ai đó là người thân, làm ở bank này bank kia để điền thông tin tham chiếu. Điều này có lợi cho các bạn vì nhà tuyển dụng luôn đánh giá bạn cao hơn nếu bạn có người thân làm trong ngành. Vì trong trường hợp đó, thời gian hội nhập của bạn với tổ chức đó sẽ được rút ngắn nếu có sự kèm cặp thêm từ người thân. Hơn nữa, việc tham khảo, đối chiếu thông tin cũng giúp nhà tuyển dụng yên tâm hơn về bạn.

2.3. Bám sát yêu cầu nhà tuyển dụng để nói Ưu nhược điểm

“Chả ai tự khen mình cả”, nhiều người nói câu này, nhưng xin thưa, nếu đến mình còn chả khen nổi mình thì ai người ta dám khen mình đây? Câu này hơi quá, nhưng nó thể hiện sự tự tin vào bản thân của các bạn. Đối với sinh viên mới ra trường thì sự tự tin luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Tuy nhiên, tự khen – tự chê thế nào cũng là cả 1 nghệ thuật, nó phải đánh đúng yêu cầu của vị trí tuyển dụng. Nếu không rất dễ phản tác dụng.

VD: Bạn đang ứng tuyển vị trí kế toán viên giao dịch với một thông tin tuyển dụng được đăng như sau:

  • Vị trí: GDV
  • Số lượng: 01, làm việc tại HN …
  • Yêu cầu: Cao 1m60, cân nặng 48kg, không nói nọng, trung thực, có khả năng giao tiếp tốt, chịu được áp lực công việc cao …..

Trong trường hợp này, nếu bạn ghi là:

  • Điểm mạnh là: trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, có khả năng giao tiếp tốt.
  • Điểm yếu là: Khả năng làm việc theo nhóm chưa tốt. thì rất có lợi, vì nó bám đúng vào các đặc tính mà ngân hàng kỳ vọng ở 1 cô Giao dịch viên

Tuy nhiên, nếu bạn ghi: Điểm mạnh: có khả năng tư duy tốt, quyết đoán, thích các công việc năng động … Điểm yếu: Thẳng thắn, Nóng tính…… thì thật sự sẽ rất bất lợi chọn bạn. Lúc đó điểm yếu của bạn là cái tối kỵ của nhà tuyển dụng “nóng tính” còn điểm mạnh của bạn cũng sẽ không phù hợp với vị trí giao dịch viên “thích công việc năng động, bay nhảy …”

Chốt lại vấn đề của cái ví dụ này là gì?

  • Bám sát nội dung yêu cầu, hoặc dựa vào những đức tính, tố chất cần có để đảm bảo thực hiện được các công việc trong phần “Mô tả công việc” của nhà tuyển dụng. Từ đó tự đưa ra cho mình “đối sách” phù hợp.

2.4. Kỹ năng nổi bật nhất của bạn là gì?

Bạn hãy thử tự đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng xem liệu vị trí mà họ đang tuyển dụng yêu cầu một người như thế nào? Đồng nghiệp tương lai của bạn đang tìm kiếm và muốn hợp tác với một người ra sao? Bạn hãy xây dựng hình ảnh của mình theo hướng đi đó một cách thật tích cực. Tiếp theo đó thì bạn có thể khéo léo để lồng ghép những kỹ năng nổi bật nhất của bạn để tất cả những người xung quanh đều đánh giá cao và cảm thấy yêu thích bạn.

2.5. Chú ý xem định dạng gửi CV

Hiện nay, xuất hiện tình trạng 1 số bank cho phép gửi CV qua mail, và quy định sẵn 1 định dạng về “Tiêu đề” của email (Techcombank, Baovietbank và 1 số bank khác đang áp dụng hình thức này). Thì lời khuyên là nên áp dụng đúng một cách tuyệt đối, không nên sáng tạo, vì rất có thể CV của bạn sẽ bị loại vì phạm quy.

2.6. Gửi CV đúng hạn

Nên gửi trước khi hồ sơ hết hạn muộn nhất là 01 ngày.

Kết bài

Trên đây là những cách được tổng hợp từ kinh nghiệm thực tế của rất nhiều anh, chị trong nghề. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn tạo thêm điểm nhấn và sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho CV của mình. 

Đừng quên theo dõi chuyên mục Chia sẻ kiến thức UB Academy, Diễn đàn U&Bank để cập nhật thêm kiến thức mới về ngành Ngân hàng.